Trình bày Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã trong công tác vận động các tầng lớp nhân dân ở cơ sở?

Trình bày Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã trong công tác vận động các tầng lớp nhân dân ở cơ sở?

1. Nắm tình hình, đặc điểm của địa phương:
- Tổng số diện tích đất đai, tổng số diện tích đất canh tác, tổng số hộ, tổng số nhân khẩu, những ngành nghề của địa phương, bình quân lương thực, thu nhập, số hộ gia đình chính sách, số hộ giàu, khá, nghèo, hộ có người mắc các tệ nạn xã hội,…mặt mạnh, hạn chế của địa phương, những đặc điểm ảnh hưởng đến địa phương – đầu mối giao thông, gần doanh nghiệp, trường học, vùng giáp ranh,…
- Số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên, những điểm mạnh, yếu của chi bộ, các chi hội đoàn thể của đảng viên, đoàn viên và hội viên.
2. Nghiệp vụ vận động đồng bào các dân tộc:
2.1. Nghiệp vụ vận động các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc.
* Vận động các tập thể:
- MTTQ và các đoàn thể phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan nhà nước, các lực lượng, tổ chức trên địa bàn (Đặc biệt chú trọng đến vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa,…gắn với các nội dung vận động như: xóa đói giảm nghèo, tình hình an ninh trật tự, phát triển các mô hình kinh tế,…Đi sâu, đi sát trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân…)
- Xây dựng MT và các đoàn thể vững mạnh nhằm thu hút nhiều người tham gia, đồng thời đảm bảo các hoạt động phải thiết thực, đáp ứng được lợi ích của các thành viên. Đặc biệt chú trọng đến lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số.
* Vận động các cá nhân tiêu biểu:
 Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng: cán bộ xã, già làng, trưởng bản, thầy cúng,…
 - Già làng: là người cao tuổi trong làng, gương mẫu, am hiểu việc làng, việc nước, phong tục tập quán, lễ nghi,…Từ đó cho thấy già làng là người có uy tính trong làng, tiếng nói được nhiều người nghe theo. Già làng chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị với người dân.
- Thầy cúng:
+ Là người bảo trợ tinh thần cho thôn, bản.
+ Là người am hiểu các lễ nghi, cúng bái trong cộng đồng, gia đình.
+ Là người truyền tải tâm tư nguyện vọng của dân làng đến đấng thần linh.
+ Được xem là “thầy thuốc chữa bệnh”, “nghệ sĩ dân gian” của thôn, bản.
Tuy nhiên, bên cạnh khẳng định vai trò của thầy cúng đối với thôn, bản thì vẫn còn tồn tại những hoạt động mê tín, dị đoan và lợi dụng trục lợi của một số thầy cúng cần phải được xử lý.
2.2. Nghiệp vụ vận động nhân sĩ, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài
* Vận động nhân sĩ, trí thức:
- Mục tiêu: với phẩm chất, năng lực của đội ngũ trí thức sẽ góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước.
- Biện pháp vận động:
+ Là lực lượng nòng cốt trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
+ Tạo môi trường và đ.kiện thuận lợi cho trí thức hoạt động (đổi mới n.dung, phương thức h.động; đẩy mạnh h.động của các hội trí thức;…), đồng thời đánh giá đúng năng lực, phẩm chất để có những chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân tài.
* Vận động doanh nhân người VN ở nước ngoài:
- Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội, có năng lực, trình độ trong quản lý doanh nghiệp,…góp phần hội nhập quốc tế phát triển đất nước.
- Biện pháp vận động:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
+ Tạo mội trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân.
+ Đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc,  mối quan hệ giữa doanh nhân và người lao động,...của đội ngũ doanh nhân.
+ Phát huy vai trò của của các tổ chức đại diện.
+ Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác doanh nhân, doanh nghiệp.
3. Nghiệp vụ vận động đồng bào các tôn giáo
* Nghiệp vụ vận động các chức sắc tôn giáo:
- Trong pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo “Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo”.
- Chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có chức vụ, phẩm hàm, có vị trí, vai trò lớn trong các hoạt động lãnh đạo, quản đạo và truyền đạo, được cộng đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn và thừa nhận.
- Để vận động đồng bào các tôn giáo đạt hiệu quả, trước hết phải vận động tốt các chức sắc tôn giáo vì họ có ảnh hưởng lớn đến các tín đồ tôn giáo.
- Chức sắc tôn giáo là rường cột của mỗi giáo hội, người trực tiếp chăm lo đời sống tôn giáo của tín đồ.
Vì vậy: khi tiến hành vận động quần chúng tín đồ và đặc biệt là các chức sắc tôn giáo cần phải kết hợp linh hoạt dưới nhiều hình thức như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
- Tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhà tu hành.
- Tập hợp trong các phong trào thi đua yêu nước.
- Phối hợp với các đoàn thể nhân dân, Mặt trận tổ quốc trong công tác vận động.
- Thông qua các quan hệ khác nhau mà vận động chức sắc, nhà tu hành, tác động từ nhiều phía:
+ Từ giáo hội, từ bề trên của người chức sắc.
+ Từ công tác quản lý nhà nước mà động viên, nhắc nhở.
+ Từ quần chúng tín đồ bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ, động viên chức sắc trong những việc làm tốt.
+ Từ người thân, người có uy tín trong cộng đồng làm công tác cá biệt, trao đổi, thuyết phục, nhắc nhở, động viên.
Tóm  lại, có thể vận động, tuyên truyền gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, hoặc có thể vận động trực tiếp thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi,…
* Nghiệp vụ vận động các tín đồ tôn giáo:
Theo pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận”.
Đồng bào tôn giáo có những nét đặc thù riêng, chính vì vậy cần vận động theo nhiều phương pháp khác nhau: vận động tập trung và vận động cá biệt; phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính sao cho phù hợp với từng đối tượng và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Khi tiếp xúc, trao đổi với chức sắc, tín đồ tôn giáo, cán bộ vận động cần tránh tranh luận về lý luận, thần học. Không đặt vấn đề tuyên truyền về “Chủ nghĩa vô thần khoa học” trong các cơ sở tôn giáo và đấu tranh với tư tưởng tôn giáo.
- Tôn trọng đức tin tôn giáo của tín đồ, tránh xúc phạm tới tình cảm tôn giáo của họ; cần có sự hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của từng tôn giáo, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo để có phương pháp vận động phù hợp.
- Vận động chức sắc và tính đồ tôn giáo phải nằm trong cuộc vận động chung của toàn dân, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4. Nghiệp vụ tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
* Hình thành Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cấp xã, phường, thị trấn có thể gồm các thành phần sau:
  - Bí thư Đảng ủy hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn làm trưởng ban chỉ đạo.
  - Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; trưởng hoặc phó trưởng Ban văn hóa – Xã hội Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm phó trưởng ban chỉ đạo.
  - Các thành viên Ban Chỉ đạo là trưởng các đoàn thể nhân dân, trưởng các ban, ngành và trưởng Ban vận động ở thôn, ấp, bản, làng.
  - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo do Đảng ủy hoặc Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn (trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động ở tổ chức nào do tổ chức đó ra quyết định).
  - Ban chỉ đạo cuộc vận động có kế hoạch tổ chức triển khai, chỉ đạo toàn bộ cuộc vận động trong từng giai đoạn 6 tháng, 1 năm; phân công từng thành viên ban chỉ đạo bám sát địa bàn vận động theo kế hoạch thực hiện cuộc vận động tại xã, phường, thị trấn; tổ chức sơ kết, tống kết cuộc vận động.
* Hình thành Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ấp, thôn, bản…” có thể gồm các thành phần sau:
- Bí thư chi bộ hoặc trưởng ban công tác Mặt trận là trưởng ban vận động.
- Trưởng ban hoặc phó trưởng ban công tác Mặt trận hoặc trưởng ấp, thôn, bản,…làm phó trưởng ban vận động.
   - Thành viên ban vận động gồm các trưởng đoàn thể nhân dân ấp, thôn, bản,…
   Quyết định thành lập Ban vận động do Ban chỉ đạo cuộc vận động cấp xã, phường ký công nhận theo đề nghị của trưởng ban vận động ấp, thôn, bản,…
* Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ấp, thôn, bản…” có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau sau:
- Tiến hành sắp xếp tổ chức các tổ dân cư (tổ nhân dân tự quản) theo khu vực địa bàn dân cư trong thôn, ấp,…mỗi tổ nhân dân tự quản có thể có từ 20 hộ trở lên tùy theo đặc điểm từng thôn, ấp. Tổ nhân dân tự quản có tổ trưởng, tổ phó do các hộ cử.
- Căn cứ 6 nội dung của cuộc vận động, Ban vận động tiến hành khảo sát, phân loại tình hình đời sống, việc làm, văn hóa, xã hội, đường xá, điện đường, cầu cống, trường học để xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện cuộc vận động trong từng giai đoạn 6 tháng, 1 năm của thôn, ấp mình tham gia cuộc vận động.
- Ban vận động nông thôn, ấp quán triệt học tập mục đích, ý nghĩa, nội dung cuộc vận động đến từng tổ dân cư. Gợi ý cho các tổ dân cư đăng ký kế hoạch, chỉ tiêu thực hiện cuộc vận động tại tổ dân cư mình. Ban vận động thôn, ấp tổ chức lễ đăng ký thi đua thực hiện cuộc vận động đối với các tổ dân cư.
- Ban vận động thôn, ấp hướng dẫn các tổ dân cư tiến hành đăng ký thực hiện “Gia đình văn hóa” theo tiêu chuẩn.
- Định kỳ hàng tháng, quý họp Ban vận động thôn, ấp,…với các tổ trưởng tổ dân cư rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch vận động tại đơn vị mình để thúc đẩy thường xuyên cuộc vận động.
- Hằng năm vào dịp 18 – 11, nhân ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tổ chức 1 năm thực hiện kế hoạch cuộc vận động và căn cứ tiêu chuẩn danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến”, “Khu dân cư xuất sắc”, “Làng văn hóa”  của ban chỉ đạo cấp trên để đề nghị công nhận.
- Vào dịp 18-11, nhân ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, là “Ngày hội đoàn kết toàn dân”, Ban vận động thôn, ấp…tổ chức “Ngày hội đoàn kết” trong thôn, ấp mình nhằm tổng kết 1 năm thực hiện cuộc vận động, biểu dương cá nhân, tổ dân cư thực hiện tốt cuộc vận động, tổ chức văn hóa - văn nghệ.
- Cuộc vận động “Toàn dân đ.kết xây dựng đ.sống v.hóa ở khu dân cư” diễn ra lâu dài trong t.kỳ đổi mới, do đó Ủy ban MTTQVN cấp huyện, tỉnh cần vận dụng theo điều kiện cụ thể trên từng địa bàn khu dân cư mà xây dựng nội dung tiêu chí phấn đấu phù hợp, tránh áp đặt chỉ tiêu, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện 6 nội dung theo hướng năm sau cao hơn năm trước để cuộc vận động thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân.
- Hàng năm, ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá, công nhận danh hiệu “khu dân cư tiên tiến”, “khu dân cư tiên tiến xuất sắc” và khen thưởng.

Post a Comment

0 Comments