Phối hợp và thống nhất
hành động giữa các thành viên trong Mặt trận
a. Phối hợp trong tổ chức
và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động
- Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”:
+ Đoàn kết giúp đỡ nhau phát
triển kinh tế, phát huy các thành phần k.tế, huy động được nhiều nguồn lực để
phát triển sản xuất, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu k.tế sát hợp.
+ Đoàn kết phát huy truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái”, có nhiều hoạt động “Đền ơn
đáp nghĩa” và nhân đạo từ thiện.
+ Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc
theo pháp luật, theo quy ước, hương ước của cộng đồng, thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở.
+ Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh.
+ Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục,
chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.
+ Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, gắn bó với nhân dân trong
khu dân cư.
- Cuộc vận động “Ngày
vì người nghèo” và xây dựng “Quỹ vì người nghèo”:
+ Nắm chắc những hộ nghèo và
số hộ nghèo có nhà tạm, dột nát ở khu dân cư để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ sát
hợp, kịp thời;
+ Cuộc vận động phải tiến
hành thường xuyên nhưng tập trung vào tháng cao điểm từ ngày 17-10 đến 18-11 hằng
năm.
+ Vận động những cơ sở sản
xuất kinh doanh có lãi đóng trên địa bàn, coi trọng vận động giúp đỡ tại chỗ của
cộng đồng bà con dòng họ…
+ Nếu khu dân cư quá khó khăn thì đề xuất kiến nghị với Mặt trận cấp trên đễ
hỗ trợ từ “Quỹ vì người nghèo”.
- Tổ chức Ngày hội đoàn kết toàn dân ngày 18-11 hằng năm:
+ Kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất VN, nhằm tuyên truyền,
giáo dục về truyền thống cách mạng vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất VN,
khẳng định vai trò, vị trí của Mặt trận tổ quốc VN trong sự nghiệp xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc và góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
+ Thành phần tham dự gồm đại
diện các hộ gia đình, các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các
đoàn thể, các vị chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức đang làm việc, sinh sống
tại khu dân cư. Chương trình ngày hội gồm có 2 phần chính:
- Phần lễ: với nội dung chủ yếu là ôn lại lịch sử, báo cáo kết
quả thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, khen thưởng, đăng ký thi đua.
- Phần hội: là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trò chơi
dân gian truyền thống địa phương.
b. Trong công tác xây dựng
củng cố chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước. Tập trung triển
khai, tổ chức thực hiện hai NQ liên tịch:
+ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/
NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17-4-2008 hướng dẫn thi hành các Điều 11,14,16,22 và
26, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc.
+ Nghị quyết liên tịch số
05/2006/ NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21-4-2006 ban hành “Quy chế Mặt trận Tổ quốc
VN giám sát cán bộ, công chức ở khu dân cư”.
-
Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương:
+ Chỉ đạo ban thanh tra nhân
dân tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để chuyển
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa
phương.
+ Giám sát việc thi hành
pháp luật về khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phối hợp với chính quyền
- Căn cứ pháp lý: phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền đã được quy định
trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, trong các nghị
quyết của Đảng, trong Luật Mặt trận Tổ quốc VN, trong các đạo luật và văn bản
pháp quy của Nhà nước.
- Nội dung phối hợp gồm
các lĩnh vực như: xây dựng, giám sát
và bảo vệ chính quyền; tham gai xây dựng các chủ trương, chính sách; chăm lo, bảo
vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
- xã hội, an ninh quốc phòng.
Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thực, cần xây dựng quy chế phối hợp
công tác giữa Ủy ban Mặt trận với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc cấp xã cần khắc phục tình trạng tự ti, ỷ lại,
chủ động đề xuất với chính quyền những việc cần phối hợp, xây dựng kế hoạch phối
hợp và yêu cầu chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau thực hiện đạt
hiệu quả thiết thực.
Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua Ban Công tác Mặt trận ở
khu dân cư
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
xã hướng dẫn Ban Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức, thực hiện các hoạt
động tự quản của nhân dân theo các nội dung sau:
- Phối hợp với trưởng thôn
triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, làng, ấp, bản 6 tháng hoặc bất thường gồm
toàn thể cử tri hoặc chủ hộ gia đình.
- Thảo luận và quy định các
công việc của khu dân cư về xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những
vấn đề văn hóa – xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội
phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
- Bàn biện pháp thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định của Ủy ban nhân dân xã thực
hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ cấp trên giao và các qui định của khu dân cư.
- Thảo luận góp ý kiến vào
các báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của trưởng thôn, của chủ
tịch Hội đồng nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tổ chức hướng dẫn nhân dân
bầu, miễn nhiệm trưởng thôn theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BNV-UBTWMTTQVN
ngày 12-5-2005 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN với Bộ
Nội vụ.
- Tham gia vào việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Phối hợp với Trưởng thôn để
cử thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành lập và hướng dẫn hoạt động của các
tổ chức tự quản ở khu dân cư như: Ban hòa giải, Ban an ninh, bảo vệ sản xuất,
Ban thiết kế, các tổ chức này đều do dân bầu.
Vận động các cá nhân tiêu biểu
a. Đối tượng vận động:
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
xã cần chủ trì việc phối hợp giữa các tổ chức thành viên và chính quyền cùng cấp
trong công tác tuyên truyền, vận động các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, các chức
sắc tôn giáo, người biểu tình trong các dân tộc thiểu số, các công thương gia,
những người cao tuổi, thân nhân người VN định cư ở nước ngoài.
b. Hình thức và biện pháp
vận động:
- Hình thức vận động tiếp
xúc cá nhân, hội thảo, tọa đàm, trao đổi ý kiến, vừa vận động thuyết phục, vừa
quan tâm những yêu cầu chính đáng của những cá nhân tiêu biểu.
- Biện pháp vận động trong
tiếp xúc phải tỏ thái độ đúng mực, tôn trọng và lắng nghe, ghi nhận những đề xuất
kiến nghị, động viên những người tiêu biểu thực hiện các nhiệm vụ công tác Mặt
trận. Cần chú ý động viên và phát huy vai trò, tác dụng tích cực của những cá
nhân có uy tín ở địa phương cơ sở.
0 Comments