Nêu những quan điểm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới?

Nêu những quan điểm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới?

- CM là sự nghiệp của nd, do nd, vì nd, nd là chủ, nd làm chủ. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, bao trùm trong quá trình tiến hành công tác dân vận của Đảng. Đảng chỉ là người lãnh đạo, còn sự nghiệp CM là của nd
- Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, quyền lơi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho nhân dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
+ Lợi ích bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, cần kết hợp hài hoà, giải quyết tốt các mối quan hệ về lợi ích, gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Cần khắc phục nhận thức lệch lạc trong Đảng và nhân dân: nặng về huy động sức dân mà coi nhẹ việc bồi dưỡng sức dân, chỉ chú ý lợi ích kinh tế mà quên việc tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.
+ Quan tâm chăm lo lợi ích cho nhân dân phải đi đôi  với việc kiên quyết chống tệ quan liêu, tham nhũng, tham ô lãng phí, ức hiếp quần chúng, vi phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân.
- Phương thức công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của đảng, PL của NN phải phù hợp với lợi ích của nhân dân; do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
+ Công tác dân vận là một nội dung của công tác xây dựng Đảng, vì thế phương thức lãnh đạo công tác dân vận phải gắn liền với công tác xây dựng đảng, xây dựng NN trong sạch, vững mạnh. Đảng, NN trong sạch, vững mạnh là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhất đến hiệu quả công tác dân vận.
+ Một trong những phương pháp lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn XH của Đảng chính là đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên, có nhiều đảng viên gương mẫu sẽ góp phần quan trọng củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng, góp phần xây dựng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân.
- Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của cán bộ, đảng viên, CCVC, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, mặt trận, đoàn thể làm tham mưu nồng cốt.
Lực lượng làm công tác dân vận bao gồm:
+ Công tác dân vận trước hết là trách nhiệm, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng, bởi vì toàn bộ sức mạnh của đảng ko chỉ từ bản thân đảng mà còn bắt nguồn từ mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân. Đảng vừa là người lãnh đạo cả hệ thống chính trị và toàn XH tiến hành công tác dân vận, vừa là lực lượng trực tiếp vận động, lôi cuốn, tổ chức nhân dân.
+ Nhà nước ta là NN của dân, do dân, vì dân, do đó liên hệ chặt chẽ với dân thuộc về bản chất của NN. Vì vậy, NN phải làm công tác dân vận.
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là đội quân chủ lực của công tác dân vận, là sợi dây nối liền đảng với các tầng lớp nhân dân, là liên minh chính trị rộng lớn của các đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể nhân dân là lực lượng nòng cốt và trực tiếp độ quan chủ lực trong phong trào quần chúng.
- NN tiếp tục thể chế hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ đảng viên, CCVC và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, khoa học, hiệu quả.
Nhà nước cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện vật chất và pháp lý cho các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả. Nhà nước tiếp tục thể chế hoá quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, CB, đảng viên, CCVC và cán bộ, chiến sĩ LLVT thực hiện công tác dân vận.

Post a Comment

0 Comments