1. Khái niệm:
Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng
nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân , được thể hiện
bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng , chính sách, pháp
luật của nhà nước thông qua nhà nước xhcn, các tổ chức đảng , các tổ chức chính
trị - xh và vai trò tuyên phong gương mẫu của đội ngu can bộ, đảng viên.
Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng là toàn bộ những
hoạt động của đảng bộ, chi bộ và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và tổ chức
nhân dân thực hiện tốt các chũ trương, đường lối của đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Nội dung công tác dân vận của TCCS Đ:
- Một là:
tuyên truyền, phổ biến mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
của địa phương đơn vị đến mỗi người dân. Vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ
chính trị trên các lĩnh vực của tổ chức đảng tại địa phương, cơ sở đã vạch ra,
muốn hiện thực hoá nhiệm vụ chính trị của địa phương thì phải thông qua phong
trào CM của nhân dân, do vậy vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị là
nội dung quan trọng của công tác dân vận của tổ chức đảng.
Tuy nhiên, để công tác vận động đạt hiệu quả cần phải chú
trọng đến lợi ích cuả nhân dân, nâng cao đời cống cho nhân dân. Muốn vậy, cần
phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, nhiều kênh vận động (truyền thanh,
sách báo) đồng thời phải kết hợp với việc phát huy mọi lực lượng (CBĐV, đoàn
viên, giáo viên, chiến sĩ LLVT…)
- Hai là:
Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đi sâu, đi sát
nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến dân sinh dân trí và dân chủ.
Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân bằng việc tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một nội dung quan trọng của công
tác dân vận.
- Ba là:
tổ chức và động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
trong sạch, vững mạnh, thể hiện thông qua những công việc cụ thể như:
+ Tổ chức và động viên nhân dân tham gia xây dựng đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, PL của NN, tham gia góp ý kiến xây dưng
kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KTXH ở địa phương. VD:
+ Tổ chức và động viên nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ
CB, đảng viên, CCVC của Đảng, NN, vận động nhân dân góp ý kiến với tổ chức đảng
và cấp uỷ đảng về sự lãnh đạo, phê bình, góp ý cán bộ, đảng viên. VD
- Bốn là:
chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân bao gồm cải thiện dân sinh,
nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, những vấn đề liên quan đến việc ăn, ở, học
hành, công ăn việc làm, thu nhập, hưởng thụ văn hóa và quyền làm chủ.
Chăm lo lợi ích cho nhân dân, giải quyết những bức xúc,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp
đến đời sống, việc làm, đền bù thu hồi đất đai, tai nạn giao thông, tệ nạn xã
hội. Trong xây dựng thể chế, chính sách, cần quán triệt và thực hiện nghiêm
nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải
thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều
kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức
khỏe.
- Năm là: tổ chức nhân dân tham gia các
phong trào thi đua yêu nước, phong trào nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo,
bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, sản xuất, kinh doanh... do chính quyền, mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể phát động.
Trong tình hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được
quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi
đua yêu nước theo tinh thần "Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi
đua". Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải kết thành một khối vững chắc,
làm nên sức sống các phong trào thi đua. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt lợi ích
chính đáng của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung và lựa chọn cách thức
phát động thi đua sát với thực tế của địa phương, đơn vị với nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
3. Phương thức công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng:
- Cấp ủy cơ sở và các chi bộ Đảng tiến hành công tác dân
vận: bản thân các tổ chức đảng trực tiếp tiến hành công tác dân vận.
+ Chi bộ Đảng có trách nhiệm phân công, đôn đốc
và kiểm tra đảng viên làm công tác dân vận.
+ Cấp ủy đảng phải tăng cường và kiện toàn , đổi
mới đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. cán bộ chủ chốt của mặt trận và các
đoàn thể ở các cấp là cấp ủy viên.
+ Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội
ngũ cán bộ làm công tác quần chúng. Phát huy những người có uy tín trong cộng
đồng như già làng, trưởng bản, chức sắc, tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc….làm
công tác dân vận ở cơ sở.
- Đảng bộ cơ sở lãnh đạo chính quyền tiến hành công tác dân
vận: các cấp ủy đảng lãnh đạo hệ thống chính quyền làm công tác dân vận
thông qua Đảng đoàn Quốc hội , hội đồng nhân dân các cấp, ban cán sự Đảng ,
chính quyền các cấp, các ngành và thông qua đảng viên hoạt động trong các cơ
quan chính quyền .
+ Đảng coi trọng lãnh đạo việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân, tham gia và kiểm tra, giám sát công việc của nhà
nước theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Đảng lãnh đạo chính quyền tăng cường
mối quan hệ với mặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và hoàn thiện quy
chế phối hợp giữa chính quyền với mặt trận và các đoàn thể từ chính phủ đến
chính quyền cơ sở.
+ Đảng coi trọng lãnh đạo và kiểm tra,
giám sát các cấp chính quyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tinh thần phục
vụ nhân dân của công chức, viên chức và bộ máy chính quyền.
- Đảng bộ cơ sở lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân tiến hành công tác dân vận: mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt
động dưới sự lãnh đạo của đảng. tuy nhiên , Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ
chức và phát huy vai trò chức năng của mặt trận và đoàn thể , tôn trọng các
nguyên tắc , quy chế hoạt động của các tổ chức quần chúng.
4. Vai
trò của nhân dân và tầm quan trọng của công tác dân vận của tccsđ.
- ND
là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần – nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là lực lượng cơ bản của mọi
cuộc cm xh.
- Dân là mạnh nhất: chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng
là dân.
- Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết “tối thượng” trong
bầu trời k có gì quý hơn nhân dân.
- “Lực lượng của dân rất to lớn. Việc dân vận rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công”
- “ Sự tin tưởng, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân là cội nguồn
của sức mạnh, là cái gốc của thắng lợi, là tài sản quý báo của Đảng”
5.
Liên hệ thực tiễn
Chi hội
Phụ nữ ấp 15 xã Long Hữu “Dân vận khéo” trong thành lập tổ hùn vốn cất nhà
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
HCM phải vừa sức, hiệu quả thiết thực, giải quyết được vấn đề khó khăn trong
cuộc sống. Chi hội Phụ nữ ấp 15 xã Long Hữu huyện Duyên Hải đã làm được điều đó
khi t/hiện mô hình “Dân vận khéo” trong thành lập tổ hùn vốn cất nhà.
Cuối năm 2012, toàn xã Long Hữu tập trung nỗ lực hoàn
thành các tiêu chí x/dựng xã n/thôn mới, trong rất nhiều tiêu chí có 1 tiêu chí
lâu nay khó giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để và hiệu quả là nhà ở của
người nghèo. Ko thể v/động suông doanh nghiệp và nhà hảo tâm mang tiền ra cất.
Ko thể để 1 mình hội viên vay vốn, mượn nợ tự cất nhà (vì họ làm gì tạo được
nguồn vốn!). Chỉ có thể p/huy sức mạnh của tập thể thông qua huy động nguồn tiền
từ hội viên, góp thành số đông để hỗ trợ hội viên cất nhà. Muốn vậy phải thành
lập tổ hùn vốn. Nhưng thực tế cho thấy rằng, đưa ý tưởng đẹp, chủ trương hay,
việc làm thiết thực vào cuộc sống là 1 quá trình v/động, tập hợp, vì vậy để
thành lập được tổ hùn vốn cất nhà Chi hội đã vận dụng “Dân vận khéo” với tư
cách 1 phương thức, cách làm thực sự thuyết phục về sự đổi mới công tác dân
vận.
Chi hội Phụ nữ ấp 15 tuyên truyền, v/động hội viên tham
gia, đến tháng 7/2013 thành lập được 01 tổ hùn vốn có 19 thành viên, mỗi quý
góp 1 triệu đồng/thành viên; tổ chức họp lệ vào cuối quý, xem xét thành viên
đang khó khăn về nhà ở thì cấp vốn cất nhà. Cuối năm 2014, các hội viên trong
tổ đã góp được 95 triệu đồng, cất 05 căn nhà cho 05 thành viên. Từ mô hình hùn
vốn cất nhà là 1 phong trào, các hội viên của ấp còn tự nguyện đóng góp tiền
của hỗ trợ nhau p/triển KT, tăng thu nhập ổn định cuộc sống, tích cực tham gia
x/dựng n/thôn mới và các h/động XH khác. Từ hiệu quả của mô hình đem lại lợi
ích thiết thực, hội viên gắn bó hơn với tổ chức hội và góp phần x/dựng hội vững
mạnh.
Tiếp tục duy trì mô hình, Chi hội Phụ nữ ấp x/định gắn
kết hơn với quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM theo Chỉ thị số
03-CT/TW của Bộ 9 trị và vận dụng cụ thể việc “làm theo” vào phong trào thi đua
5 ko 3 sạch, x/dựng n/thôn mới; tập trung các h/động phối hợp hỗ trợ việc làm,
hỗ trợ vốn, hướng dẫn KH-kỹ thuật, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và x/dựng gia đình hạnh phúc, thoát nghèo
bền vững.
Kinh nghiệm thực
tiễn rút ra từ mô hình của Chi hội Phụ nữ ấp 15: Vận dụng n/dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức HCM vào thực tế đời sống và công tác là việc làm ko khó
nếu chủ thể “làm theo” x/định đúng n/dung, mục tiêu, động lực, cách làm; vận
dụng “Dân vận khéo” vào quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM sẽ
góp phần nâng cao phương thức tuyên truyền, v/động, tập hợp đoàn viên, hội viên
t/hiện./.
0 Comments