Trình bày nội dung thực hiện kiểm tra, đánh giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Liên hệ thực tiễn.

Trình bày nội dung thực hiện kiểm tra, đánh giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Liên hệ thực tiễn.

         1. Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra

            Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo rằng mọi việc, mọi con người trong tổ chức đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra để hoàn thành mục tiêu.
            - Ba công đoạn của kiểm tra.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra: Đó là các chỉ tiêu đo lường các công việc, các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của đơn vị.
+ Đo lường việc thực hiện theo các tiêu chuẩn đã vạch ra là giám sát, đo lường hoạt động thực tế trong so sánh với các tiêu chuẩn đã đặt ra để phát hiện sự sai lệch nhằm có hành động điều chinh kịp thời.
+ Điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch: thông qua hoạt động đo lường, cán bộ lãnh đạo quản lý phát hiện các sai lệch và tiến hành điều chỉnh chúng một cách hợp lý.
            - Đối tượng kiểm tra:
+ Kiểm tra công việc là xem xét xem công việc có được hoàn thành đúng quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian hay không.
+ Kiểm tra nhân viên là xem xét xem nhân viên có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không, hoàn thành đến mức nào, nguyên nhân không hoàn thành, thái độ đối với công việc, ý thức tổ chức, kỷ luật, v.v..
            - Hình thức kiểm tra: kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra theo dấu hiệu sai phạm, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, v.v..
            - Các yêu cầu khi kiểm tra:
            + Có kế hoạch và tuân thủ chương trình, kế hoạch kiểm tra.
            + Nội dung kiểm tra phù hợp với chương trình, kế hoạch hành động, có trọng tâm, không dàn trải, thực sự cần thiết, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực.
            + Động cơ, thái độ đúng mực, có quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể, khách quan khi đánh giá sau kiểm tra.
            + Đánh giá rút kinh nghiệm công tác kiểm tra, điều chỉnh chế độ, hình thức, nội dung kiểm tra cho phù hợp.

            2. Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá

            Đánh giá là đưa ra phán xét tốt, xấu về một công việc nào đó, về một bộ phận hay con người nào đó. Cơ sở của đánh giá là yêu cầu đối với công việc, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận hay cá nhân.
            Nội dung đánh giá bao gồm:
            - Đánh giá công việc: dựa trên các tiêu chuẩn định sẵn cho từng công việc cụ thể như số lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí, định mức để đưa ra các kết luận cụ thể
            - Đánh giá con người: thường đánh giá theo chức danh và theo tiêu chuẩn hành nghề với các tiêu chí hoàn thành hay không hoàn thành công việc được giao; thái độ đối với công việc; cống hiến cho đơn vị; ảnh hưởng đến người khác, v.v..
Phương pháp đánh giá thường theo tiêu chuẩn, theo thang điểm hoặc theo nhận xét của số đông đồng nghiệp.
Thẩm quyền đánh giá thường được giao cho cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp hoặc tập thể nơi cá nhân công tác. Cũng có thể sử dụng đánh giá của khách hàng, đối tác.
Việc xây dựng và điều hành chế độ kiềm tra, đánh giá góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, gắn liền với việc thực hiện chế độ động viên, khuyến khích (khen thưởng, phê bình, kỷ luật).

3. Liên hệ thực tiễn

- Những mặt đạt được.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Giải pháp.

Post a Comment

0 Comments