1. Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực
Các yêu cầu:
- Nắm vững nhu cầu nguồn lực mọi mặt
theo chương trình, kế hoạch đã xác định.
- Nắm vững các quy định, cơ chế của Nhà nước về huy động, bố trí, sử dụng
nguồn lực theo phương châm đúng, đủ, tiết kiệm, kịp thời.
- Nắm vững các thông tin liên quan đến
việc huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực.
Nội dung cụ
thể:
Trước hết, cần huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực tài chính.
Cán bộ quản lý, căn cứ dự toán đã được phê duyệt để phân bổ kinh phí
cho các lĩnh vực và hoạt động liên quan đúng với chế độ, chính sách và định mức
của Nhà nước. Khi phân bổ kinh phí cần chú ý đến tiến độ giải ngân sao cho phù
hợp với yêu cầu thực tế về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng hoạt động.
Tiến độ cấp kinh phí phải phục vụ tốt cho việc hoàn thành công việc được
giao. Để tránh hai xu hướng không tốt trong phân bổ kinh phí cần kiểm tra giám
sát việc thực hiện kinh phí, thậm chí cần điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Đồng
thời, cần phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước về thông tin kế hoạch, về tiến
độ thực hiện để giảm thiểu những trở ngại trong khâu giải ngân.
Tiếp theo, cần huy động, bố trí, sử dụng vật tư, thiết bị.
Việc sử dụng tài sản đã đầu tư thường theo chế độ chính sách của Nhà
nước và việc huy động các nguồn lực này phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
với chế độ duy tu, bảo dưỡng và thay thế hợp lý. Lĩnh vực cần chú ý là đầu tư mới
và mua vật tư, thiết bị bổ sung. Về nguyên tắc các khoản đầu tư và mua lớn phải
thông qua đấu thầu theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên do năng lực thực hiện
dự án của cấp cơ sở thấp nên tốt nhất là sử dụng dịch vụ tư vấn và quản lý đầu
tư. Các khoản mua sắm khác cần được giám sát nhằm phòng tránh hiện tượng chuyển
giá.
2. Liên hệ thực tiễn
- Những mặt đạt được.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Giải pháp.
0 Comments