Xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động ở cơ sở
Dự báo
Dự báo là phán đoán một cách có căn cứ khoa học
xu hướng phát triển của xã, huyện, tỉnh, cả nước trong thời gian trước mắt và
lâu dài nhằm cung cấp luận cứ cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch
hành động của cơ sở.
Nội dung của dự báo bao gồm những biến động
bên trong, bên ngoài cấp cơ sở theo chiều hướng có lợi và không có lợi. Để có
thể dự báo khoa học, cơ sở phải tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu và xử lý
thông tin một cách hệ thống, theo các phương pháp khoa học.
Dự
báo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt động
của cơ sở.
Xác định mục tiêu
Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái kỳ vọng của cơ sở trong
tương lai.
Mục tiêu vừa có tính chất định
hướng hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lường kết quả của hành động,
sao cho ở thời điểm cần hoàn thành mục tiêu, chúng ta có thể biết được mục tiêu
đã được hoàn thành ở mức độ nào.
Ngoài
ra, mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian
cụ thể.
-Xác định đúng mục tiêu của cơ sở tức là mục tiêu đó
phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có để
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của dân cư, thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động nhằm
thực hiện mục tiêu
-Mỗi
cơ sở có một hệ thống mục tiêu đa dạng theo các mối quan hệ khác nhau. Cấp cơ sở
phải thiết lập mối quan hệ ưu tiên và phối hợp giữa các mục tiêu..
Lập chương trình, kế hoạch, hành động thực hiện mục tiêu
Thứ nhất, xây dựng các chương trình hành động để thực
hiện mục tiêu.
Thứ
hai, lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng
bộ phận, cá nhân và theo thời gian. Có hai loại kế hoạch cần phải xây dựng:
- Kế hoạch thường kỳ: Đây là dạng kế hoạch sắp xếp hoạt động của cơ sở
theo một tiến trình thời gian đi đôi với sự phân bổ hợp lý nguồn kinh phí và
biên chế đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội dung của các kế hoạch này bao
gồm ba phương diện: Hành động;
Kinh phí; Con người.
- Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu: là các kế hoạch soạn thảo
riêng cho từng chương trình cụ thể. Sau khi các chương trình hành động đã được
phê duyệt thì cán bộ quản lý, căn cứ trên những nhiệm vụ cụ thể do chương trình
đặt ra và sự phân bổ kinh phí tương ứng, sắp xếp nhân sự và thời gian cho từng
hoạt động và từng giai đoạn cụ thể của việc thực hiện chương trình.
Chương trình hành động là tổng thể các nỗ lực của cấp cơ sở đi đôi với
tổng nguồn lực và phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để đạt đến mục tiêu.
Kế hoạch của cấp cơ sở phải được truyền tải cho các bộ phận chức năng
và cụ thể hóa thành nhiệm vụ, chỉ tiêu của các bộ phận đó. Kế hoạch của cấp cơ
sở là một bộ phận của kế hoạch cấp trên nên phải phù hợp với kế hoạch, chương
trình hành động của cấp trên và phải được cấp trên phê chuẩn.
Ngoài các kế hoạch chính, cơ sở còn phải lập các kế hoạch dự phòng để
đối phó với rủi ro khi chúng xảy ra.
Căn cứ để lập kế hoạch là các thông tin từ tình hình thực hiện kế hoạch
thời kỳ trước, nhiệm vụ bổ sung trong kỳ tới, chế độ chính sách theo quy định của
Nhà nước và các đoàn thể chính trị, những biến động đã được dự báo và những biến
động dưới dạng rủi ro, v.v..
Phương pháp lập kế hoạch thường được sử dụng là sắp xếp công việc theo
tiến độ thời gian, theo sự phân công trong cơ cấu tổ chức của cơ sở, theo các
yêu cầu công việc. Có thể sử dụng một số kỹ thuật trình bày kế hoạch như xây dựng
mạng lưới công việc, lập sơ đồ, đồ thị tiến độ, v.v..
Liên hệ thực tiễn
- Những mặt đạt được.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Giải pháp.
0 Comments