Phân tích phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Liên hệ việc rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của đồng chí

Phân tích phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Liên hệ việc rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của đồng chí

a. Phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
Rèn luvện phong cách lãnh đạo lêninnít
            Phong cách lãnh đạo lêninnít là phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Người cán bộ lãnh đạo cơ sở cần rèn luyện phong cách lãnh đạo lêninnít là thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; tính tư tưởng cao, tính nguyên tắc Đảng; mối liên hệ llnrờng xuyên với quần chúng; chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tính thiết thực, hiệu quả, thông thạo công việc.
Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu
            Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; đảng viên, lãnh đạo đều “từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Người lãnh đạo theo quan điểm Hồ Chí Minh là “công học của dân”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Chính vì thế trong công tác lãnh đạo phải xuất phát từ quan điểm: Dân là gốc. Nếu xa dân, tách rời dân chủng sẽ dân đến phong cách quan liêu.
            Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có. Xây dựng và hoàn thiện phong cách lãnh đạo cùa người cán bộ cơ sở là một quá trình có chủ đích, có định hướng, đòi hỏi mỗi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện bồi dưỡng mới có được, đặc biệt là kỹ năng áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong cách, thủ thuật lãnh đạo với một đối tượng cụ thể trong một tình huống cụ thể. Muốn khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu cần:
            - Chú trọng tuyên truyền, giáo dục đê nâng cao nhận thức, liình thành ý thức và tâm lý xã hội về chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã hội.
            - Xây dựng cơ sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu.
            - Hoàn thiện the chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh, quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm quyền và trách nhiệm.
            - Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục phong cách quan liêu. Tăng cường vai trò kiêm soát của nhân dân.
            - Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mồi cán bộ, công chức.
            Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, những giải pháp nêu trên cần được tiến hành đồng bộ, gắn liền với những nội dung cải cách hành chính, nhất là cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy và quá trình chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp cơ sở nói riêng, khắc phục phong cách quan liêu cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp khác.
Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
            Những phẩm chất tư tưởng - chính trị là linh hồn sống của người ỉănh đạo, có vai trò định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo, là cơ sở của phong cách lãnh đạo có tính nguyên tắc đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn, liên hệ mật thiết vói quần chúng.
            Xây dựng, rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo cấp cơ sở theo hướng dân chủ, khoa học và thiết thực.
            Thực hiện liên hệ mật thiết với quần chúng còn là cơ sở để thực hiện nguyên tắc dân chủ trong lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Thực hiện yêu cầu chính trị và tư tưởng quan trọng để đảm bảo cho quần chúng thực sự tham gia công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở biết kết hợp linh hoạt giữa chế độ dân chủ với chế độ thủ trưởng trong công tác của mình.
Rèn luyện những phẩm chất tâm lý - đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
            Những phẩm chất tâm lý - đạo đức là cơ sở tạo nên cái riêng trong phong cách lãnh đạo, quản lý. Phong cách của người lãnh đạo bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, sự nhạy bén, sáng tạo. Những phẩm chất này được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong phong cách làm việc của người lãnh đạo và gắn liền với hiệu quả làm việc.
            Người cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở cần chú ý rèn luyện tính dân chủ trong công tác, quan hệ của người lãnh đạo, tính đòi hỏi cao và giữ nguyên tắc; sự tế nhị, lịch thiệp và tự chủ trong giao tiếp; sự khiêm tốn và chân thành, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng - cần, kiệm, liêm, chính. Biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng mà xã hội trông chờ ở người lãnh đạo là trong hành dộng luôn lấy sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng.
Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tố chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo
            Trong phong cách lãnh đạo những đặc điểm về mặt nghiệp vụ tố chức có vị trí hết sức quan trọng vì nó phản ánh hoạt động của người lãnh đạo, quản lý.
            Để xây dựng, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa học, thiết thực đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải chú trọng rèn luyện để có được quan điểm khoa học, tính tổng họp, tầm nhìn xa, kỳ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát.
            Một yêu cầu không thể thiếu đối với người lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay trong công tác cần phải chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, kỳ năng đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức, cần biết tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những thành tựu của khoa học lãnh đạo hiện đại, hình thành những kỹ năng lãnh đạo hiện đại; đảm bảo tính hiệu quà trong công tác; phải tháo vát, nhạy bén, có kỹ năng cập nhật những thay đôi trong quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, V.V..
Rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đối mói, hội nhập khu vực và quốc tế
            Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Muốn lãnh đạo được dân tin, dân yêu, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải học tập, rèn luyện từ thực tiễn. Chính thực tiễn sôi động của sự nghiệp đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế giúp cho người cán bộ cơ sớ tự ý thức được sự hạn chế, thiếu hụt của bản thân đế có kế hoạch học tập và rèn luyện. Đồng thời, giúp cán bộ cấp cơ sở bổ sung, hoàn thiện thêm những thiếu hụt về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và kỳ năng công tác, vận động quần chủng đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
            Thực tiễn là môi trường rèn luyện tài - đức của cán bộ lãnh đạo. Lãnh đạo ở cấp trung gian và cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Vì thế đòi hỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được rèn luyện trong thực tiễn sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế sâu rộng, đảm bảo các quyết định quản lý khi đưa ra phải phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, tránh xa rời thực tiễn. Muốn vậy, người cán bộ cấp cơ sở phải học tập chính ngay từ thực tiễn công việc hàng ngày, học từ người dân; học từ đồng chí, đồng nghiệp, học từ việc tổng kết thực tiễn, tổng kết những mô hình mới, những cách làm hay. Trong giai đoạn hiện nay người lãnh đạo, quản lý không chỉ lãnh đạo hành chính đon thuần mà còn thực hiện vai trò lãnh đạo kinh tế. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ thụ động chờ hướng dân, chỉ đạo của câp trên mà phải chủ động, nắm bắt thực tiễn, tìm ra hướng đi, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp cho địa phương mình. Thực tiễn chính là trường học lớn giúp người cán bộ cơ sở phải vừa lăn lộn chỉ đạo thực tiễn vừa đúc rút những kinh nghiệm quý cho chính mình, thực tiễn là người thầy nghiêm khắc nhất để người cán bộ cấp cơ sở rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lý.
b. Liên hệ việc rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của đồng chí: tự soạn

Post a Comment

0 Comments