BÀI 7: CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

BÀI 7: CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

1. Khái niệm:
- Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của tổ chức đảng và đảng và đảng viên hướng vào việc thực hiện các quyết định giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ Đảng, hoàn thiện quy trình lãnh đạo, giữ gìn kỷ luật của Đảng, với mục đích đảm bảo cho các quyết định đã đề ra được thực hiện nghiêm túc và có kết quả cao.
- Công tác giám sát của Đảng được hiểu là hoạt động của cấp ủy, tổ chức Đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật Nhà nước.
2. Vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội.
- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; kiểm tra, giám sát là bộ phận quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng.
   + Hoạt động lãnh đạo của Đảng bao gồm nhiều khâu: Xây dựng đường lối, chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và bố trí cán bộ; kiểm tra, giám sát.
   + Kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách đó; kiểm tra, giám sát cả các tổ chức tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối, chính sách xác định đúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn.
- Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn Đảng.
- Trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Tóm lại, kiểm tra kịp thời phát hiện sai sót trong chủ trương, uốn nắn lệch lạc trong nhận thức và tổ chức thực hiện, phát hiện những điển hình tốt, những sáng kiến hay, những giải pháp sáng tạo để bổ sung hoàn thiện quyết định, đánh giá đúng chất lượng đội ngũ đảng viên, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra. Mấu chốt của công tác lãnh đạo của tổ chức đảng là kiểm tra, vì thế, nếu buông lỏng khâu quan trọng này thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ nằm trên giấy.
3. Giải pháp để công tác kiểm tra, giám sát ở tổ chức cơ sở đảng đạt hiệu quả
- Các cấp ủy tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị , quyết định,… của Đảng, nắm vững và tự giác chấp hành.
- Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và cả hệ thống chính trị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng gắn với vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng đồng bộ, nghiêm minh có hiệu lực, hiệu quả.
4. Các nguyên tắc, nhiệm vụ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát.
* Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát:
- Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học
- Nguyên tắc tính quần chúng
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc hiệu quả
* Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát:
- Cấp ủy các cấp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng để các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nắm vững, tự giác chấp hành; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng.
- Cấp ủy các cấp, nhất là chi bộ cần tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm hoặc không để tái phạm, góp phần chủ động thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
- Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
* Hình thức kiểm tra, giám sát:
+ Kiểm tra, giám sát thường xuyên: có vai trò rất quan trọng, giúp cho chủ thể nắm chắc tình hình mọi mặt một cách có hệ thống theo trình tự thời gian.
+ Kiểm tra bất thường: giúp chủ thể kiểm tra đánh giá, kết luận sự việc, hiện tượng một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Kiểm tra định kỳ: giúp chủ thể nắm bắt tình hình đều đặn trong từng thời đoạn nhất định để có biện pháp chỉ đạo hoặc xử lý kịp thời.
* Phương pháp kiểm tra, giám sát:
+ Phương pháp kiểm tra, giám sát phổ biến là dựa vào các thư từ, kiến nghị, tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, số liệu thống kê, biên bản báo cáo của chi ủy, đảng ủy, cá nhân đảng viên,… để phân tích, đánh giá, kết luận.
+ Dựa vào các tổ chức Đảng, phát huy tính tự giác phê bình của tổ chức Đảng và đảng viên.
Mỗi hình thức, phương pháp kiểm tra giám sát dều có cách làm và tác dụng riêng, nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Điều quan trọng là không được lẫn lộn, lấy phương pháp công tác của cơ quan hành chánh và pháp luật thay cho phương pháp công tác đảng; đặc biệt không được lẫn lộn giữa sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng với phương pháp đấu tranh giai cấp, trấn áp tội phạm ngoài xh.
5. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát.
- Giống nhau: Kiểm tra và giám sát đều là những hoạt động nội bộ Đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp thực hiện, nội dung của nó cũng giống nhau đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đối tượng cũng nhằm vào tổ chức Đảng và đảng viên; với mục đích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Khác nhau:
+ Về mục đích:
Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa xảy ra vi phạm, giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng mọi quy định, cần thiết nhắc nhỡ ngay.
Kiểm tra là để làm rõ đúng sai, sau kiểm tra phải có kết luận và xử lý (nếu cần). Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm nhiều năm rồi mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, nguyên nhân, mức độ và tác hại của vi phạm để xử lý (nếu có).
+ Về đối tượng: Trong công tác kiểm tra, đảng viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng kiểm tra; còn giám sát thì đảng viên chỉ là đối tượng, đảng viên chỉ có quyền giám sát khi được tổ chức Đảng có thẩm quyền phân công.
+ Về phương pháp:
Giám sát không cần tổ chứu thành cuộc, không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật như một cuộc kiểm tra. Mà thông qua giám sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản ánh để đối tượng được giám sát kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh xảy ra vi phạm.
Kiểm tra là tiến hành theo quy trình, lập thành tổ hoặc đoàn, coi trọng phần thẩm tra xác minh; có đánh giá, nhận xét kết luận và xử lý kỷ luật (nếu vi phạm đến mức cần xử lý).

Post a Comment

0 Comments