Phát triển bền vững
là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa tăng trưởng kỉnh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
Mục tiêu tổng quát phát triển bền vững:
Tăng trưởng có
hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi
trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Về mục tiêu cụ
thể:
+ Bảo đảm ổn
định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực,
an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát
triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng
xanh. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực.
+ Xây dựng xã
hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng và văn minh; nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển
toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức
công dân, tuân thủ pháp luật.
+ Giảm thiểu
các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và
sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện
chất lượng môi trường.
Tùy theo điều
kiện từng nơi, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng đề xuất các giải pháp, điều
kiện để phát triển kinh tế địa phương bền vững có ý nghĩa rất quan trọng và
thiết thực.
Tỉnh ….. nằm ở ….. với diện tích …. dân số
…., với đặc điểm là tỉnh …. Có nhiều khó khăn về ….. nhưng cũng có nhiều kiều
kiện, tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn, bền vững hơn, …
Trong những năm qua việc phát triển kinh tế của địa
phương được quan tâm đầu tư phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định.
- Nhìn chung chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
bình quân trong năm 2018 diễn biến tích cực với mức tăng ....%.
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư năm 2018 có chuyển biến
tích cực, đa số các nguồn vốn đều được quan tâm giải ngân đúng lúc, giá trị
tăng khá. Cụ thể: tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước
đạt 19.921,1 tỷ đồng, tăng 7,7%. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đạt 3.170,4 tỷ
đồng, chiếm 15,9%, tăng 14,3%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 14.175,2 tỷ
đồng, chiếm 71,2%, tăng 8,9%. Riêng nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn
ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.703,8 tỷ đồng.
- Công tác phòng chống
cháy rừng và ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng được các cấp, các ngành quan
tâm chỉ đạo chặt chẽ. Các Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương kịp
thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp
trái pháp luật phát sinh.
- Nhờ chính sách ưu tiên của Nhà nước về khai thác thủy sản
nên ngư dân đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền với công suất lớn và thải những
tàu có công suất nhỏ, đánh bắt không hiệu quả được ngư dân chú trọng, quan tâm,
xu hướng đánh bắt xa bờ ngày càng được mở rộng, nhằm mang lại hiệu quả cao.
- Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản
xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,51% so năm trước.
- Hoạt động thương mại dịch vụ 9 tháng đầu năm 2018 khá
sôi động, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản
xuất cũng như đời sống của nhân dân. Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị
trường giá cả được tăng cường, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại trong tỉnh,
kích thích sức mua của người tiêu dùng.
- Những năm qua, các cơ chế, chính sách lao động, tiền
lương áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong khu vực
Nhà nước, ngoài Nhà nước, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước luôn được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình giảm
nghèo năm 2018, đã huy động các nguồn lực hỗ trợ các chính sách giảm nghèo
thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho 25.003 hộ vay vốn ưu đãi, kinh
phí 861,9 tỷ đồng.
- Ngoài ra, các hoạt động nghệ thuật, thư viện, bảo tàng,
lễ hội dân gian truyền thống, thể dục thể thao quần chúng được tổ chức với nhiều
nội dung đặc sắc, phong phú đã thu hút nhiều lượt khách du lịch và nhân dân đến
tham quan, thưởng thức.
- Hoạt động giới thiệu quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục
được quan tâm, nội dung tập trung vào thế mạnh du lịch biển đảo, đặc trưng văn
hoá lịch sử, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch tỉnh nhà.
Tuy trong thời
gian qua, kinh tế địa phương tăng trưởng khá, đạt được nhiều thành quả tốt,
nhưng tốc độ phát triển chưa nhanh, chưa ổn định, chưa bền vững so với điều
kiện, tiềm năng của địa phương.
Để thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của địa phương cần phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Phải ổn định
chính trị - xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững.
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương.
- Tạo lập môi trường đầu
tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch, ổn định, góp phần cải thiện
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phát huy tính
dân chủ, vai trò giám sát của người dân; tăng cường sự đồng thuận xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động
thương mại điện tử. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh và tìm
kiếm mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.
- Quản lý tài
nguyên: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Phòng, chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các chương trình, kế hoạch thích
hợp cho từng giai đoạn.
0 Comments