Hãy làm rõ việc xây dựng và thực tốt các quy chế công tác cán bộ của TCCSĐ. Thực trạng việc thực hiện quy chế đánh giá và tuyển chọn CB,CC,VC ở cơ quan, đơn vị nơi đồng chí đang công tác. Trong thời gian tới phải làm gì để thực hiện tốt quy chế trên.

Hãy làm rõ việc xây dựng và thực tốt các quy chế công tác cán bộ của TCCSĐ. Thực trạng việc thực hiện quy chế đánh giá và tuyển chọn CB,CC,VC ở cơ quan, đơn vị nơi đồng chí đang công tác. Trong thời gian tới phải làm gì để thực hiện tốt quy chế trên.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn “cán bộ là gốc của mọi công việc” “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét, đánh giá cán bộ đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ…… Các khâu của công tác cán bộ là một thể thống nhất, có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau vì thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác. Trong các khâu của công tác cán bộ, mỗi khâu có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau, nên không được tuyệt đối hóa hay coi nhẹ bất cứ khâu nào. Vậy trong thời gian qua việc xây dựng và thực hiện tốt các quy chế công tác cán bộ của TCCSĐ được thực hiện ntn?
Trước khi làm rõ vấn đề trên, ta tìm hiểu cán bộ là gì? Công tác đánh giá cán bộ là gì? Công tác CB của Đảng ở cơ sở là gì?
Thứ nhất, Cán bộ theo nghĩa rộng bao gồm CB, CC, VC nói chung hđ  trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công cà thành phần Kt NN; họ được hình thành thông qua con đường đào tạo và bồi dưỡng trong các nhà trường và thực tiễn. Thứ hai, Cb là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức, trong đó cần nhấn mạnh của cả hệ thống chính trị.
Đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ, là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của đội ngũ cán bộ.
Công tác CB của Đảng ở cơ sở là những công việc mà cấp ủy, đảng bộ, chi bộ tiến hành nhằm xây dựng đội ngũ cb cơ sở có chất lượng tốt, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, PL của NN, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy các cấp được thực hiện nghiêm túc và đem lại hiệu quả thiết thực tại cơ sở.
Xây dựng và thực tốt các quy chế công tác cán bộ của TCCSĐ
Đây là khâu rất quan trọng của công tác cán bộ. Trên cơ sở các quy chế chung về công tác cán bộ, cấp ủy cơ sở cần quán triệt, vận dụng để xây dựng các quy định thích hợp. Nghị quyết lần thứ ba BCHTW khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đưa ra mười quy chế của công tác cán bộ:
Thứ nhất, về đánh giá cán bộ. Đây là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ, là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.  Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm, trước khi cán bộ kết thúc nhiệm kỳ, bổ nhiệm, đề bạt hoặc chuyển công tác hay hết thời hạn tập sự. Đánh giá cb phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ; chất lượng hiệu quả công tác thực tế, có tính đến môi trường và điều kiện công tác; mức độ tín nhiệm của quần chúng nơi công tác và nhân dân nơi cán bộ sinh sống. Trách nhiệm đánh giá CB thuộc về cấp ủy, TCCSĐ nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. VB phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số.
Thứ hai, về tuyển chọn cán bộ, công chức, VC cơ sở. Công tác tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan. Thực hiện chế độ dân chủ, công khai trọng việc tuyển chọn cán bộ, công chức, bảo đảm tuyển chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh cán bộ. XD và thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm CB một cách chặt chẽ. Các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị có nhu cầu tuyển CB, CC cần công bố công khai rộng rãi nhu cầu, đối tượng, tiêu chuẩn CB cần tuyển. Tùy theo loại cán bộ cần tuyển mà lập hội đồng thi tuyển quốc gia, hội đồng thi tuyển ngành hoặc địa phương. Việc lựa chọn công chức, VC ở cơ sở có thể từ nhiều khác nhau, song phải thực hiện theo PL.
Thứ 3, về bầu cử. Việc bầu cử phải thực hiện đúng PL của NN và Điều lệ Đảng, đoàn thể. Người được bầu vào các chức vụ cấp trưởng phải đề xuất được đề án, chương trình công tác trong nhiệm kỳ, cam kết hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức.
Thứ 4, về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Là một trong những kỹ năng sử dụng cán bộ ở cơ sở. Thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, người nào vì việc công, vì lý do sức khỏe hoặc vì hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức. B đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cùng tập thể lãnh đạo đào tạo, bồi dưỡng người kế nhiệm. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ phải thực hiện đúng quy chế, đúng PL của NN và Điều lệ Đảng, đoàn thể.
Thứ 5, về luân chuyển cán bộ. căn cứ vào đặc điểm từng vùng, từng ngành, từng cấp, nhu cầu công tác và năng lực, sở trưởng của CB, cấp ủy lập quy hoạch, kế hoạch luân chuyển cán bộ theo một quy trình chặt chẽ và có chế độ, chính sách thích hợp. Mọi CB, ĐV phải phục tùng tuyệt đối quyết định điều động, luân chuyển của Đảng và NN.
Thứ 6, về chế độ học tập. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên. Mọi CB, CC phải có KH thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Tinh thần và kết quả học tập là một tiêu chuẩn để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Thứ 7, về việc nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ. Cơ chế để nhân dân tham gia phát hiện, tiến cử những người có đức, có tài cho các cơ quan lãnh đạo Đảng, NN và đoàn thể, lựa chọn, bầu cử những người lãnh đạo trực tiếp của mình. Nhân dân giám sát các công việc và phẩm chất của cán bộ trước hết là những cán bộ có quan hệ trực tiếp với mình. Có chế độ định kỳ cán bộ tự phê bình, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của dân, sửa chữa những khuyêt điểm mà nhân dân nêu ra.
Thứ 8,về chế độ kiểm tra, giám sát. Cấp ủy và Tổ chức đảng có trách nhiệm xây dựng chế độ kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Kịp thời nêu gương cán bộ tốt, giúp đỡ cán bộ gặp khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, cơ hội, thoái hóa, biến chất.
Thứ 9, về bảo vệ chính trị nội bộ. xây dưng quy chế bảo vệ chính trị nội bô nhằm: bảo vệ chủ nghĩa M-L, TT HCM, bảo vệ cương lĩnh và đường lối của Đảng, PL của NN, chống “DBHB” của các thế lực thù địch. Bảo vệ sự trong sạch chính trị nội bộ. Thẩm tra kết luận các cán bộ có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc có quan hệ chính trị phức tạp. Phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức chống đối ngay từ khi chúng nhen nhóm hoạt động. Bảo vệ bí mật của Đảng và của NN.
Thứ 10, về phân công, phân cấp quản lý cán bộ. Xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý cán bộ; quyền hạn phải đi liền với trách nhiệm. cấp ủy, cấp ủy viên và thủ trưởng quản lý cán bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình. Chi bộ, đảng bộ có trách nhiệm quản lý cb là đảng viên thuộc chi bộ, đảng bộ mình nhất là về lập trường quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành chính sách và PL, phẩm chất đạo đức và quan hệ với quần chúng.
Tóm lại, công tác CB có vai trò rất quan trọng, nó tạo nên đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ CM. Muốn có đội ngũ CB cơ sở có chất lượng tốt phải tiếp tục đổi mới công tác CB, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, của cấp ủy cấp trên, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp của cơ sở và của cấp ủy cơ sở.
Liên hệ Trong những năm qua, công tác cán bộở đơn vị tôi  đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách làm, trong đó công tác đánh giá CB, CC có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn, việc đánh giá CB, công chức sát hơn. Cụ thể:
- Đối với công tác đánh giá cán bộ:
Hàng năm tại đơn vị tôi đều tổ chức đánh giá CBCCVC tại đơn vị theo hướng dẫn của cấp trên. Công tác này được đặc biệt chú trọng, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách nền nếp, thường xuyên, bài bản; đảm bảo dân chủ, công khai; thông qua nhiều kênh để đánh giá khách quan, toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và chiều hướng, khả năng phát triển của cán bộ. 
Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức đánh giá cán bộ lãnh đạo tại đơn vị. Đối với cán bộ công chức viên chức tại đơn vị, việc đánh giá được thực hiện qua việc thực hiện kế hoạch làm việc tuần, tháng đã xây dựng. Việc đánh gá cán bộ được thực hiện theo hướng đa chiều, Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.
Cán bộ tự nhận xét đánh giá bản thân và có sự đóng góp của tập thể CBCCVC tại đơn vị theo hướng đóng góp, xây dựng đồng chí, đồng nghiệp ko vùi dập, cá nhân,…
Có thể khẳng định quy trình đánh giá cán bộ đã mang lại hiệu quả thiết thực, khắc phục một bước tình trạng nể nang, né tránh, đề cao trách nhiệm tập thể, cá nhân người đứng đầu, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thận trọng, chặt chẽ, khách quan, công tâm giúp cán bộ được đánh giá nhận thức đầy đủ ưu điểm để phát huy, kịp thời khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, những mặt còn hạn chế để phấn đấu vươn lên, đồng thời giúp cho cấp ủy nắm chắc hơn về đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đánh giá cán bộ vẫn còn tồn tại mộ số hạn chế như: Đánh giá CB, công chức đôi lúc thiếu chuẩn xác, chưa công bằng, không công tâm; chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ, công chức; đôi lúc chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức; vẫn còn tình trạng đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan; các tiêu chí đánh giá cán bộ chưa cụ thể hoá nên khi đánh giá thiếu căn cứ thống nhất;…..
Để khắc phục tình trạng trên, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, quy trình đánh giá cán bộ, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ theo chức trách được giao và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu để đánh giá, thực hiện đúng các nguyên tắc tập thể quyết định công tác cán bộ. Tiêu chuẩn đáng giá cán bộ phải được cụ thể hóa trong mỗi giai đoạn cách mạng, đối với mỗi chức vụ và cương vị công tác. Phải thực hiện nhiều giải pháp đánh giá mang tính chất tổng hợp và  phải công tâm - khách quan. Người lãnh đạo khi nhận xét đánh giá cán bộ phải có 2 phẩm chất cực kỳ quan trọng: công tâm và sâu sát. Ngoài ra, cần cụ thể hoá các vấn đề: dân chủ hoá, công khai hoá công tác cán bộ, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cán bộ cấp dưới, xây dựng cơ chế phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan sử dụng cán bộ. Muốn đánh giá cán bộ đúng còn phải định ra rõ trách nhiệm cá nhân, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu. Người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về những yếu kém trong công tác, về tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãnh phí của địa phương cơ quan đơn vị đó. Khắc phục tình trạng khi kiểm điểm tập thể thì chỉ ra được khuyết điểm nhưng khi kiểm điểm cá nhân thì không quy được trách nhiệm cho ai. Việc đánh giá cán bộ không chỉ làm một lần mà phải làm thường xuyên để đưa vào hồ sơ cán bộ và giúp cho bản thân của người cán bộ hiểu đúng mình hơn, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Tuyển chọn CB:
Đơn vị tôi đang công tác hiện nay là Trung tâm DS-KHHGĐ, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh nên việc tuyển chọn viên chức đều thông qua các đợt thi tuyển do SYT tổ chức.
Việc thi tuyển đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhu cầu, đối tượng, tiêu chuẩn cán bộ cần tuyển đảm bảo đúng theo yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch chức danh của đề án vị trí việc làm đã xây dựng. Kết quả thi tuyển là căn cứ để ra quyết định tuyển dụng.
Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm đề bạt cán bộ cũng được thực hiện công khai, minh bạch đảm bảo đúng quy trình quy định.  
Công tác tuyển chọn cán bộ hiện nay đã có chủ trương chính sách và tiêu chuẩn cụ thể, năng lực chuyên môn đã được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn chồng chéo về quy định trình độ chuyên môn, theo tiêu chuẩn quy định hiện nay trình độ chuyên môn cúa CBCCVC tuyển chọn vào thường đòi hỏi phải có chuyên môn y tế nhưng khi vào công tác tại dơn vị thì ko làm công tác chuyên môn dẫn đến tâm lý chán nản, ko phát huy hết năng lực, sở trường của từng cá nhân dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa.
Nhìn ra thực tế thì  Cơ chế xin việc mà không qua thi tuyển còn phổ biến nên vẫn còn nạn nhận của đúc lót, tình cảm cá nhân, giao giá khi tuyển chọn tiếp nhận, bố trí, tiến cử, giới thiệu cán bộ vào các cương vị công tác khác, tính cạnh tranh trong tuyển chọn cán bộ chưa cao nên chưa thật sự tuyển lựa được người tài đức trong bộ máy nhà nước đồng thời cũng dẫn đến việc chọn cán bộ không đúng tiêu chuẩn yêu cầu cho một công việc cụ thể nào đó dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Đối với việc tuyển chọn cán bộ thông qua bầu cử cho thấy rằng việc lấy phiếu tín nhiệm giúp phòng ngừa, ngăn chận những biểu hiện độc đoán mất dân chủ của thủ trưởng, nhưng có mặt hạn chế là đôi khi chúng ta không chọn được những người tốt nhất, có triển vọng nhất mà chỉ chọn được những người được lòng đa số của cấp dưới, đối với những nơi mất đoàn kết nghiêm trọng, bè phái thì đa số không phải bao giờ cũng đúng. Bên cạnh đó, do vấn đề bằng cấp chuyên môn được chú trọng nhiều hơn nên tình trạng bằng giả xảy ra khá phổ biến.
Để khắc phục nhược điểm trên, cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan, dân chủ và xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng trong công tác tuyển chọn cán bộ, trong đó nội dung tuyển chọn cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, ko cứng nhắc trong yêu cầu ytifnh độ chuyên môn y tế khi tuyển chọn cán bộ (chỉ nên xem có thì tốt, không thì lựa chọn những ngành phù hợp,..)
Kết luận Công tác cán bộ bao giờ cũng là công tác quan trọng và khó khăn, phức tạp. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Để làm tốt công tác này, người đứng đầu cơ quan, người làm công tác tổ chức cán bộ phải nắm vững các khía cạnh tâm lý cán bộ, phải có phẩm chất chính trị đặc biệt là bản lĩnh  chính trị, phẩm chất đạo đức, nhất là tính nhân văn, trình độ năng lực, nhất là tầm nhìn chiến lược, sự nhạy cảm nghề nghiệp và ở óc tổ chức, phương pháp làm việc, nhất là tính dân chủ khách quan, vô tư và trong sáng ... . Bởi lẽ mọi quyết định của họ có ý nghĩa quyết định không chỉ đến sinh mệnh của cán bộ mà còn ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện tốt chiến lược cán bộ, nhất định chúng ta sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ đảng viên “vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn”./.

Post a Comment

0 Comments