Phân tích các phương thức quản lý nhà nước về kinh tế?

Phân tích các phương thức quản lý nhà nước về kinh tế?

Phương thức quản lý nhà nước về kinh tế
Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nưởc là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mực tiêu quản lỷ của Nhà nước
Trong hoạt động quản lý đối với nền kinh tế, Nhà nươc sử dụng một cách tổng hợp các phương thức quản lý nhà nước chung như: phương pháp cưỡng chế  phương pháp kích thích, phương pháp giáo dục thụyết phục, v,ỵ.. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính đặc thụ của nền kinh tế thị trựờng định hướng xã hội chủ nghĩạ, trong hoạt động quân lý nhà nựớc về kinh tế, Nhà nước thường sử dụng hai phượng thức chủ.yếu sau:
Phương thức hành chính trực tiếp
Thực hiện phương thức hành chính trực tiếp, Nhà nước bằng quyền lực của mình với mệnh lệnh hành chính trực tiếp ban hành hệ thống văn bản pháp luật quy định các điều kiện cho các hoạt động kinh tế , các loại hình doanh nghiệp hình thành và vận động. Đồng thời thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoat động kinh tế.
Đặc điểm
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.
- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân…) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
- Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đựoc phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình.
Hướng tác động
- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật , tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định về mặt thủ tục hành chính buộc tất các những chủ thể từ cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp đều phải tuân thủ.
- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động bắt buộc của nhà nước lên quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhắm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Phương thức giản tiếp thông qua thị trường
Thực hiện phương thửc gián tiếp thông qua thị trường, Nhà nước bằng cơ chế chính sách công cụ kinh tế vĩ mô, vvv. tác động vào thị trường, điều chỉnh sự vận động của thị trường. Thị trường tác động vào các hoạt động kinh tế. Các đơn vị kinh tế điều chỉnh hoạt động đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Từ đó, các đường lối chủ trương, chính sách, quỵ hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước được thực hiện. Ở đây đòi hỏi hệ thống công cụ, chính sách vĩ mô của Nhà nước phải đồng bộ và thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện đổi mới của đất nước trong từng thời kỳ.
Đặc điểm
Phương pháp tác động lên đối tượng quản lí không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất cớ thể sử dụng đẻ họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy đây là phương pháp quản lí tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
Hướng tác động.
- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui định nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế.
- Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế, lãi suất…), các biện pháp đòn bảy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất theo hướng ích nước, lợi nhà.
- Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế.

Post a Comment

0 Comments