Đồng chí hãy làm rõ bản chất, nguồn gốc của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam

 

Đồng chí hãy làm rõ bản chất, nguồn gốc của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam

Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

+ Hàng hóa sức lao động và sự tạo ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

Hàng hóa sức lao động

Trong bộ Tư bản, khi trình bày lý luận giá trị thặng dư, C.Mác đi từ so sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H - T - H với công thức lưu thông của tư bản T - H - T’ (T’ = T + At) và chỉ ra mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Sau khi giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản, C.Mác đã chỉ ra nhà tư bản mua được trên thị trường một thứ hàng hóa đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính làm tăng giá trị. Đó là hàng hóa sức lao động.

Lao động: là hoạt động có mục đích, có ỷ thức của con người tác động vào tự nhiên nhằm cải biến những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Khi sức lao động két hợp với tư liệu sản xuất là quá trình lao động sản xuất, gọi tắt là lao động.

Sức lao động (hay năng lực lao động): là toàn bộ những năng lực thể chất và tỉnh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó,

Để sức lao động trở thành hàng hóa, sức lao động phải hội đủ hai điều kiện:

Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường vói tư cách là hàng hóa, nếu nó do bản thân con người có sức lao động đưa ra bán.

Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động của mình - nghĩa là tự do sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hóa đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến.

Hai là, người lao động không có đủ những tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình nhằm tạo ra các hàng hóa, cho nên chỉ có thể bán chính sức lao động của chính mình.

Khi sức lao động chuyển hóa thành hàng hóa sức lao động, tiền của nhà tư bản được sử dụng để mua hàng hóa sức lao động thì khi đó tiền chuyển hóa thành tư bản.

Cũng giống như hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá tri sử dụng.

Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân của công nhân. Bởi vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị toàn bộ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra và tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân làm thuê.

Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết'để sản xuất những tư liệu sinh hoạt và dịch vụ để duy trì cuộc sống của người công nhân.

Giá trị hàng hóa sức lao động gồm những bộ phận hợp thành sau đây: gỉả trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết nuôi sống người công nhân; giá trị tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết nuôi sống con của người công nhân; chi phí đào tạo. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lao động chất lượng cao tăng lên, đồng thời nhu cầu tiêu đùng, dịch vụ của công nhân cũng tăng lên theo sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động có xu hưởng tăng lên. Mặt khác, do năng suất lao động tăng lên, giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ giảm xuống. Vì vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động chịu sự tác động của hai xu hướng đối lập này.

Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường ở chỗ: Giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quạ trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Trong quá trình lao động, người lao động đã một mặt chuyển giá trị lao động đã được vật hóa của tư liệu sản xuất vào trong giá trị sản phẩm mói, đồng thời bằng hao phí lao động trừu tượng của mình, hàng hóa sức lao động còn tạo ra được một lượng giả trị mởi lern hơn giá trị của bản thân nỏ. Đây chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Lao động sống và sự tạo ra giá trị thặng dư

Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Sản xuất tư bản chủ nghĩa, một mặt là quá trình lao động sản xuất nói chung, trong đó sức lao động và tư liệu sản xuất được kết họp với nhau để tạo ra một giá trị sử dụng nhất định đáp ứng nhu cầu xã hội. Song, vì tư liệu sản xuất và sức lao động là do nhà tứ bản mua, vì vậy quá trình này cỏ đặc điểm: một là, công nhân lảm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. Mặt khác, đó là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới một trình độ nhất định - chỉ cần một phần củạ ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình. Bằng lão động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tu liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư. Điều đó có nghĩa, trong giá trị mới do lao động sống tạo ra ấy bao hàm bộ phận giá trị để bù lại giá trị của hàng hóa sức lao động và bộ phận giá trị thặng dư.

Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa. Lẽ dĩ nhiên, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến trình độ nhất định. C.Mác nhấn mạnh: “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hỏa”.

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được dựa trên tiền đề là đến chủ nghĩa tư bản, năng suất lao động xã hội đạt được mức công nhân chỉ cần một phần của ngày công lao động đã có thể tạo ra khối lượng giá trị mới ngang với giá ừị sức lao động của mình. Phần ngày lao động đó được gọi là thời gian lao động tất yếu, phần còn lại là thời gian lao động thặng dư. Nếu ngày lao động chỉ dừng lại ở thời gian lao động tất yếu thì chưa có giá ừị thặng dư, chỉ cần kéo dài quá thời gian đó là có giá trị thặng dư. Vì vậy, thực chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất giữa quá trình tạo ra giá trị với quá trình tăng thêm giá trị.

Giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm (giá trị cũ) và giá trị mới do lao động trừu tượng của công nhân sáng tạo ra. Bộ phận này lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động. Bộ phận giá trị mới lớn hơn so với giá trị hàng hóa sức lao động ấy được gọi là giá trị thặng dư. Ký hiệu là m. Bộ phận giá trị thặng dư này được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động.

Với nghĩa đó, có thể hiểu: Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa là giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, là bộ phận lao động không được trả công của người làm thuê.

Theo nghĩa như vậy, xét về mặt xã hội, bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa thể hiện quan hệ bóc lột giữa một bên là người có quyền sở hữu tư liệu sản xuất, với bên kia là người sở hữu hàng hóa sức lao động, giữa nhà tư bản với ngươi lao động làm thuê.

Trước đây từng có nhận thức sai lầm cho rằng, giá trị thặng dư là phạm trù riêng của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thực ra, ngay cả sản xuất hàng hỏa nhỏ của nông dân và thợ thủ công trong xã hội tư bản cũng có thể “không những tái sản xuất ra sức lao động của minh, mà còn tạo ra giá trị thặng dư nữa”1. Ở đây, “người sản xuất đã tạo ra giá trị thặng dư của chính mình... nhờ chỗ anh ta là người sở hữu các tư liệu sản xuất, nên lao động thặng dư của bản thân anh ta rơi vào tay anh ta...”. Tuy nhiên, sản xuất giá trị thặng dư không phải là quy luật tuyệt đối của sản xuất hàng hóa nhỏ. Người tiểu nông và thợ thủ công cũng luôn mong ước thu được giá trị thặng dư, nhưng nếu vì hoàn cảnh khách quan (như bị thiên tai gây mất mùa hay khi gặp khỏ khăn trên thị trường phải tiêu thụ hàng hóa với giá rẻ...) mà thu nhập của họ chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động, thậm chí chỉ được bữa rau bữa cháo cầm hơi, họ vẫn cứ phải tiếp tục sản xuất. “Đối vói người nông dân có một mảnh đất nhỏ, giới hạn kinh doanh, một mặt không phải là lợi nhuận trung bình của tư bản, chừng nào bản thân anh ta là một nhà tư bản nhỏ; và mặt khác, giới hạn đó cũng không phải là sự cần thiết phải nộp địa tô, chừng nào người nông dân vẫn còn là kẻ sở hữu ruộng đất. Với tư cách là một nhà tư bản nhỏ, giới hạn tuyệt đốỉ duy nhất là tiền công mà anh ta tự trả cho mình, sau khi đã trừ các chi phí theo đúng nghĩa của danh từ đó đi. Chừng nào giá cả của sản phẩm còn đem lại tiền công ấy cho anh ta thì anh ta vẫn sẽ còn canh tác mảnh đất của mình”.

Trái lại, sản xuất giá trị thặng dư là mục tiêù và động cơ hoạt động tuyệt đối của từng nhà tư bản cũng như toàn bộ nền sản xuất tư bản chù nghĩa. Điều này có nghĩa là tuyệt đối phải thu được hoặc sẽ thu được lợi nhuận, ít nhất là lợi nhuận binh quân, thì nhà tư bản mới đầu tư, mới duy trì sản xuất, kinh doanh. Nếu không thu được lợi nhuận thì họ lập tức đình chỉ hoạt động, đóng cửa doanh nghiệp, sa thải công nhân. Lòng thèm khát lợi nhuận, nhất là lợi nhuận siêu ngạch là động cơ thúc đẩy các nhà tư bản cạnh tranh tìm nơi đầu tư có lợi và đi đầu trong việc ứng dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học và công nghệ. Chính vì vậý, C.Mác đã khẳng định: “Sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất nảy”.

Đến đây có thể hiểu rõ hơn bản chất của tư bản: Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, tư bản không phải là vật mà là quan hệ xã hội. Để đem lại giá trị thặng dư, tư bản phải vận động theo mô hình phản ánh các mối quan hệ như sau:

T - H (Sức lao động và tư liệu sản xuất) - SX (bằng lao động cụ thể, người lao động chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào trong giá trị sản phẩm, đồng thời bằng lao động trừu tượng, người lao động tạo ra giá ưị mới gồm bộ phận giá trị bù lại giá trị của hàng hỏa sức lao động vả lượng giá trị thặng dư) - H’ (giá trị của tư liệu sản xuất được chuyển vào + giá trị mới) - T\

Dĩ nhiên, để thu được giá trị thặng dư, hàng hóa phải được bán đi.

Ngày nay, trong các công ty cổ phần ở các nước tư bản, một bộ phận cổ đông là người lao động. Dựa vào hiện tượng đó, các học giả tư sản đưa ra thuyết “chủ nghĩa tư bản nhân dân” hòng phủ nhận bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đương đại. Song, thực tế đã vạch rõ, việc có một số cổ phiếu ít ỏi không làm thay đổi vị trí của người lao động làm thuê trong doanh nghiệp.

Để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa, C.Mác nghiên cứu các phạm trù tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Tư bản bất biến:

Trưóc hét, xét bộ phận tư bản tồn tại dưói hình thái tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất, giá trị của nó được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hom giá ừị của tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm.

Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đỏ là .tạo ra một giá ưị sử dụng mới. Giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới dạng hình thái giá trị sử dụng mói, chứ không phải là được sản xuất ra.

Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biển đổỉ về lượng trong quả trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).

Tư bản khả biến:

Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác. Một mặt, giá trị của nó chuyển thành tư liệu sinh hoạt của công nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, xét về mặt lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới, lớn hom giá trị sức lao động. Việc làm tăng lượng giá trị này đã làm cho bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động không ngừng chuyển hóa từ một lượng bất biến thành một lượng khả biến, tức là đã tãng lên về lượng trong quả trình sản xuất.

Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là bịển đỗi về lượng, được gọi là tư bản khả biển (kỷ hiệu là v).

C.Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hóa đã giúp C.Mác tìm ra chiếc chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó đã vạch rõ nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư chính là lao động sống. Nếu nhà tư bản thuê cả người quản lý thì chỉ có sức lao động của người làm thuê mói tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện không thể thiéu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyét định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Nếu ký hiệu giá trị thặng dư là m thì giá trị mới sẽ là (v + m).

Đến đây, xét về mặt kết cấu, giá trị của hàng hóa bao gồm c + (v + m). Trong đỏ, (v+m) là giá trị mới do lao động sống tạo ra.

Ở đây, cần đấu tranh chống quan điểm của các học giả tư sản cho rằng, ưong thời đại ngày nay, cả tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tạo ra giá trị thặng dư (m). Luận giải việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai phạm trù khác nhau. Ngày nay, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, máy móc tự động và rôbốt đã được sử dụng vào quá trình sản xuất, thay thế các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, dù máy móc có hiện đại hơn, có hiệu suất cao hơn, trong quá trình sản xuất nó vẫn phát huy tác dụng với tư cách là tư liệu lao động, là phương tiện để tạo ra giá trị sử dụng và chuyển dịch giá trị vốn có của nó vào trong sản phẩm mói theo mức độ hao mòn chứ không thể tăng thêm giá tri mới.

Mặc khác, dù máy móc hiện đại vẫn phải do con người thiết kế và điều khiển. Việc thiết kế và điều khiển hệ thống máy hoạt động chính là sự kết tinh lao động sống của con người, đó còn là lao động phức tạp hơn. Nếu tách rời lao động sống của con người thì máy móc hiện đại cũng không thể hoạt động.

Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, doanh nghiệp cá biệt tiếp cận công nghệ mới giúp nâng cao năng suất lao động, mặc dù giảm bớt số lượng công nhân trực tiếp nhưng vẫn thu được giá trị thặng dư cao hơn do giá trị cá biệt của doanh nghiệp thấp hơn giá trị xã hội, khi bán hàng hóa theo giá trị xã hội, sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Vì thế, lý luận về sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, cũng như vai trò của hai bộ phận ấy trong trong điều kiện của thế giới hiện đại vẫn giữ nguyên giá trị.

+ Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến; biểu hiện bằng công thức:

m’= m/v* 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phàn trăm giữa thời gian lao động thặng dư (t’) và thời gian lao động tất yếu (t)

m' = t’/t * 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện một cách rõ ràng và chính xác trình độ bóc lột sức lao động của công nhân: trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, còn nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tỷ suất giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa càng có xu hướng tâng lên.

Khối lượng giá trị thặng dư: Khối lượng giả trị thặng dư là một sổ lượng tuyệt đối giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được. Khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến. Nó được xác định bằng công thức:

M = m/v* V = m’.V

Trong đó: M: Khối lượng giá trị thặng dư m’: Tỷ suất giá trị thặng dư

V: Tổng tư bản khả biến

Mục đích mở rộng sản xuất của các nhà tư bản là nâng cao cả tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá ừị thặng dư cũng ngày càng lớn.

Liên hệ:


Post a Comment

0 Comments