GCCN muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình phải có ĐCS
lãnh đạo. Đó là nguyên lý tất yếu khách quan, là điều kiện chủ quan quyết định
gccn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Vì chỉ có ĐCS mới trung thành với sự
nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định đảm bảo cho giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Có ĐSC lãnh đạo cuộc đấu tranh của gccn mới chuyển từ tự
phát thành tư giác.
Có ĐCS lãnh đạo thì giai cấp công nhân mới có đường lối, phương
pháp cách mạng đúng để tập hợp, đoàn kết các tầng lớp, giai cấp xã hội khác, đoàn
kết toàn dân tộc tiến hành cánh mạng xhcn thắng lợi.
Tháng 02 năm 1930 ĐCS VN ra đời do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Đảng đã khẳng định:
ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là một
tổ chức chính trị thống nhất, chặt chẽ gồm những người ưu tú nhất trong giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; lấy chủ nghĩa Mac – Lênin làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.
ĐCS có vai trò quyết định định đảm bảo cho giai cấp công
nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Bởi vì ĐSC là một bộ phận hữu cơ, nằm
trong giai cấp công nhân. Đảng chẳng những là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của
giai cấp công nhân mà còn là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động và dân tộc. Đảng thể hiện vai trò quyết định qua 03 mặt sau:
+ Đảng là đội tiên phong: ĐCS thể hiện vai trò tiên phong
không những của gccn và còn của cả dân tộc, tùy theo từng trường hợp CM của
từng nước, từng thời điểm mà Đảng thể hiện vai trò tiên phong, như ở đầu thế kỷ
XX lúc bấy giờ đấu tranh trong CNTB rất đơn giản mà Mác giọ là “hai phe” giữ
gcts và gccn nhưng khi bước sang giữa thế kỷ XX đấu tranh trong CNTB đã chuyển
sang giai đoạn cao hơn lúc bấy giờ thì phía gccn gồm gccn và các tầng lớp lao
động khác trong xã hội, phía gcts bao gồm cntb đế quốc và các thế lực phản
động. Do đó vai trò tiên phong của ĐCS không chỉ của gccn mà của cả nhân dân
lao động. Như ở VN đất nước thời kỳ thuộc địa nữa phong kiến, ĐCS không những
tiên phong trong gccn, nhân dân lao động mà còn tiên phong trong cả dân tộcVN.
Đó là tiên phong về trình độ chí tuệ, tiên phong về lý luận, tiên phong về hành
động tấm gương là sự gương mẫu của người ĐCS trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
chỉ có gccn nào xây dựng cho mình một Đảng vững vàng tiêu biểu về cả quan điểm,
chí tuệ về cả hành động trong quá trình CM thì mới đi đến thành công.
+ Vai trò lãnh tựu chính trị: là vai trò đảng đề ra cương
lĩnh, đường lối cách mạng, trong quá trình CM gccn có thể hình thành nhiều tổ
chức chính trị nhưng tính tiên phong trong vai trò chính trị chỉ có thể là ĐCS,
các tổ chức khác như công đoàn không thể là lãnh tựu chính trị. Đảng tiên phong
trong vai trò lãnh tựu chính trị, tiên phong về lý luận trên nguyên tắc CNMLN
và vận dụng vào từng điều kiện lịch sử cụ thể trong nước cho phù hợp. để đưa ra
cương lĩnh, đường lối CM trong nước đúng đắn sáng tạo như vậy mới sứng đáng là
lãnh tựu chính trị, mới đưa CM đi đến thành công.
+ Vai trò tham mưu chiến đấu: Nếu đảng thể hiện vai trò tiên
phong, vai trò lãnh tựu chính trị bảo đảm nhưng vai trò tham mưu chiến đấu
không đảm bảo thì Đảng sẻ không thành công. Vì vậy vai trò tiên phong, vai trò
lãnh tựu chính trị vai trò tham mưu chiến đấu cũng phải thể hiện một cách tài
tính xuất sắc thì CM mới thắng lợi, SM gccn mới hoàn thành được.
* Hiện nay gccn muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
nhất thiết phải xây dựng một ĐCS toàn diện, Đảng phải tuân thủ vai trò tiên
phong, đảm bảo vai trò lãnh đạo chính trị, đặc biệt là vai trò tham mưu chiến
đấu phải thể hiện một người tham mưu tài tình mới đưa được cách mạng đi đến
thắng lợi cuối cùng.
Những vai trò tham mưu đó đã được ĐCS VN thể hiện một
cách xuất sắc trong cách mạng tháng tám, đặt biệt là 02 cuộc CM chống pháp, chống
Mỹ cứu nước và cuộc CM đổi mới đất nước, thể hiện qua chiến thắng ĐBP, chiến
dịch HCM lịch sử thống nhất đất nước. trong công cuộc đổi mới đất nước của các
nước CNXH đã có không ít nước đã thể hiện vai trò tham mưu của Đảng yếu kém đã
đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng. nhưng tuy trong điều kiện đất nước vô cùng
khó khăn sau chiến tranh mà ĐCS VN đã tham mưu xuất sắc trong cuộc CM đổi mới
đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, trong thực tiễn đất nước thoát khỏi
tình trạng lạc hậu yếu kém, vị thế ngày càng được nâng lên trong khu vực và
trên thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hiện nay công tác xây
dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết
điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau
đây:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng
viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc...
Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng,
nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập
trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự
hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân
công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách
quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh
hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả
nước
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong
thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng
Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là
những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu
quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề
cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và
của nhân dân đối với Đảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất
là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên
suốt và cấp bách nhất
Đẩy lùi được những hạn chế yếu kém trên Đảng mới đảm bảo
được vai trò quyết định của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lich sử của giai cấp
công nhân.
0 Comments