* Khái niệm Cựu chiến binh:
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham
gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ
quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất
ngũ, bao gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo
vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ
trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc;
- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống
ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam , dân quân, tự vệ đã tham gia
chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã
hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến
to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng
dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Hoạt động của tổ chức Hội Cựu
chiến binh ở cơ sở:
- Vị trí, vai trò:
+ Tổ chức cơ sở Hội được thành lập ở các xã, phường, thị trấn, các cơ quan
hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp. Những tổ chức cơ sở đông hội viên hoặc địa
bàn quá rộng được thành lập các chi hội và dưới chi hội là phân hội tạo thuận lợi
cho sinh hoạt, công tác và thăm hỏi giúp đỡ nhau.
+ Tổ chức cơ sở Hội là nền tảng, là nguồn gốc sức mạnh của Hội, có vị trí
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Hội ; xây dựng cơ sở vững mạnh là
khâu trọng yếu.
- Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở của Hội
Đối với tổ chức cơ sở hội nói
chung:
+ Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, thực hiện pháp lệnh về dân
chủ ở xã, phường; phối hợp với MTTQVN tham gia giám sát và phản biện xã hội; giữ
vững ổn định chính trị ở cơ sở.
+ Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho hội viên.
+ Hướng dẫn hoạt động của hội viên và vận động Cựu chiến binh thực hiện các
nhiệm vụ, các chương trình, phong trào của Hội.
+ Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp đỡ nhau
khi gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
+ Xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh.
Các tổ chức cơ sở Hội ở cơ quan
hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp có nhiệm vụ:
+ Tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn, động viên Cựu chiến binh giữ gìn và phát
huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”;
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị, tích cực góp phần xây dựng và thực
hiện các chương trình kế hoạch công tác, sản xuất, kinh doanh của cơ quan đơn vị;
+ Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện
pháp luật về dân chủ ở cơ quan đơn vị;
+ Gương mẫu chấp hành các quy tắc chế độ công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ
chức trách người cán bộ, công nhân viên chức;
+ Chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất.
* Liên hệ thực tiễn
0 Comments