Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác Hội Phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?

Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác Hội Phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?

*Nghiệp vụ công tác hội phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở
- Nghiệp vụ công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ, tầm quan trọng của công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo bước chuyển rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.
+ Các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Đưa nội dung giáo dục về giới, luật bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Hội Liên hiệp phụ nữ và Ủy ban về sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, bộ, ngành, phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt trong tham mưu và thực hiện các giải pháp.
- Nghiệp vụ tổ chức Hội phụ nữ tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới
- Trên cơ sở nhữung quy định được nêu trong Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội Phụ nữ là chủ thể giám sát và phản biện xã hội cùng với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và bốn tổ chức chính trị - xã hội.
+ Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn Hội Phụ nữ có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch. Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách đối với phụ nữ và bình đẳng giới.
+ Phản biện nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới bao gồm: sự cần thiết, tính cấp thiết phải ra văn bản dự thảo; sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực tiễn của địa phương; tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo về những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
- Nghiệp vụ tổ chức Hội tham gia phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho hội viên
Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu chủ trương nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hàon thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ. Giải quyết việc làm, có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ tự tạo việc làm cho mình. Trong chương trình tạo việc làm phải quan tâm đến đối tượng nữ, tránh phân biệt nam nữ. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nữ. Trả lượng cho lao động nữ phải bình đẳng với nam giới. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bố trí, sử dụng lực lượng nữ phù hợp với đặc điểm của phụ nữ, đưa khoa học - kỹ thuật - công gnhệ vào sản xuất, giảm cường độ lao động cho phụ nữ. Đối với cán bộ khoa học nữ, tạo điều kiện về mọi mặt để họ tham gia vào việc nghiện cứu khoa học, vừa nâng cao trình độ chuyên môn vừa tăng thu nhập.
- Nghiệp vụ vận động phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
+ Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có long nhân hậu là nhữung nội dung quan trọng trong công tác phụ nữ.
+ Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội; đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; phòng chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực gia đình; năng ngừa tình trạng lấy chồng nước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi.
+ Xây dựng hệ thống chính sách cơ bản nhằm phát triển gia đình Việt Nam thừoi kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiêu chí "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc". Cần chú trọng các lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và HIV/AIDS; bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; phát triển các dịch vụ hỗ trợ gia đình, cải thiện môi trường sống. Có chính sách thai sản đối với phụ nữ nghèo không có chế độ bảo hiểm xã hội; chính sách phát triển hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo; nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cho các bà mẹ.
+ Phụ nữ gắn với gia đình và là trụ cột, "linh hồn" của mỗi gia đình. Gia đình là điểm tựa, là cơ sở để phụ nữ lao động, học tập, cống hiến và hưởng thụ. Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là ước mong lướn nhất, là diều quan trọng nhất đối với phụ nữ. Để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, trước hết người phụ nữ phải có trình độ nhận thức về chín htrị, văn hóa, xã hội cần thiết. Phụ nữ phải được học, được tuyên truyền, giải thích; phụ nữ cần có việc làm, cần có thu nhập, cần có tay nghề, cần có sức khỏe,… Những yêu cầu trên của phụ nữ chỉ có thể được đáp ứng khi bản thân mỗi chị em nổ lực. Đồng thời phải có chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - văn hóa - xã hội, các đoàn thể quần chúng, gia đình, gnười thân cùng phối hợp hành động và quan tâm thực sự.
- Nghiệp vụ xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh
+ Xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh là giải pháp quan trọng để tăng cường công tác phụ nữ. Để xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh trước hết cần đổi mứoi nội dung và phương thức hoạt động của Hội. Trong bối cảnh hiện nay, cần đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội Phụ nữ theo hướng đa dạng hóa về hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của hội phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu, địa bàn dân cư; gắn quyền lợi với nghĩa vụ hướng các tầng lướp phụ nữ hoạt động theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Triển khai thực hiện 6 chương trình trọng tâm và 1 phong trào do Trung ương Hội Phụ nữ phát động. Sáu chương trình đó là:
. Chương trình Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ.
. Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
. Chương trình Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
. Chương trình Xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh.
. Chương trình tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng nam nữ.
. Chương trình hoạt động đối ngoại nhân dân.
. Phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, tổ chứuc hoạt động của hội "Cán bộ nào, phong trào đó". Do đó muốn xây dựng và phát triển tổ chức hội, muốn hội hoạt động hiệu quả phải chú ý tạo nguồn cán bộ hội. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ hội. Chống tư tưởng coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử, khắc khe, hẹp hòi, gia trưởng trong đánh giá, sử dụng cán bộ hội.
+ Các cấp ủy đảng cần tăng cường lao động, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp bộ hội. Phân công cấp ủy viên có năng lực, phẩm chất, uy tín trực tiếp phụ trách công tác hội và ứng cử tham gia lãnh đạo tổ chức hội cùng cấp.
+ Các cấp bộ hội cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng "hành chính hóa", hướng hoạt động về cơ sở; phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách lien quan đến phụ nữ và bình đẳng giứoi; thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
+ Hội cần mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện; đa dạng hóa các hình thức tập hợp để phát triển hội viên trong các lĩnh vực. Có hình thức phù hợp động viên phụ nữ Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết, phát triển, hướng về Tổ quốc. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưởng, nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất chính trị, phương pháp vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ hội các cấp ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, các trường chính trị tỉnh, thành phố và các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị trong cả nước.
- Nghiệp vụ để tổ chức Hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
+ Góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong nhữung chức năng quan trọng của tổ chứuc Hội Phụ nữ các cấp. Điều này được quy định rõ trong Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
+ Việc góp ý được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ và công dân góp ý về cấp ủy, tổ chứuc đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên công tác ở cơ quan, đơn vị cùng cấp. Nội dung góp ý với tổ chức Đảng bao gồm Dự thảo nghị quyết, quyết định, quy chế, quy định, kết luận,… của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội; việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luạt của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chứuc đảng. Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với nhân dân. Góp ý với đảng viên về việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chứuc Đảng, mối quan hệ giữa đảng viên và nhân dân.
+ Đối với chính quyền, góp ý với cơ quan tổ chức về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật; việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố các của công dân.
+ Góp ý với cá nhân: việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân cử, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang; nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
* Liên hệ thực tiễn:

Post a Comment

0 Comments