Do tác động của những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế,
những nguy cơ thách thức về kinh tế - xã hội trong nước, tình hình tội phạm ở
VN sẽ còn diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc
lẫn tính chất mức độ phạm tội. Có thể xuất hiện những loại tội phạm mới, đáng
chú ý là các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm
dùng phương tiện kỹ thuật mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm tẩy rửa tiền,
khủng bố, cướp ngân hàng, kho bạc, không tặc, hải tặc, bắt cóc con tin ...Mâu
thuẫn trong nhân dân sẽ diễn biến phức tạp hơn, chủ yếu liên quan đến tranh
chấp đất đai, nhà cửa, nhân công, khách hàng, quyền thừa kế...Các thế lực thù
địch vẫn tăng cường chống phá nước ta, đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ", kích động ly khai, đòi đa nguyên, đa đảng...
Trên cơ sở những dự báo tình hình tội
phạm, TNXH ở nước ta hiện nay đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI và đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện đa dạng hóa, đa
phương hóa trên các lĩnh vực trong bối cảnh thực tiễn thế giới có nhiều diễn
biến phức tạp, khó khăn, thách thức đan xen nhau; để công tác phòng, chống tội
phạm đạt hiệu quả cao, Đảng đã đề ra
những quan điểm cần quán triệt trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội cơ bản như sau:
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và CNXH.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
Gắng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ba là, giữ vững độc lập dân tộc tự chủ
đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ đối ngoại
với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của
hệ thống chính trị của khối đại đoàn kết toàn dân. Sức mạnh của cả dân tộc và
sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền
thống với yếu tố hiện đại trong bảo vệ, kết hợp chặt chẽ giữa thế trận an ninh
nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân.
Năm là, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" là
nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và Nhà nước ta, của các
cấp, các ngành đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối toàn diện của Đảng, sự
quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước trong đó quân đội và công an có vai
trò đặc biệt quan trọng.
Cùng
với quan điểm nói trên, Đảng ta còn đề ra các tư tưởng chỉ đạo cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm, giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc, đó là:
Thứ nhất là, quán triệt tinh thần cách
mạng tiến công kết hợp chặt chẽ chủ động phòng ngừa với chủ động tiến công, lấy
chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính.
Thứ hai là, phải chú trọng cả hai
nhiệm vụ "xây" và "chống" trong đó lấy xây dựng là chính,
phát hiện và khắc phục kịp thời mọi sơ hở không để các thế lực thù địch chống
phá ta.
Thứ ba là, giữ vững nguyên tắc chiến
lược có sách lược mềm dẻo, linh hoạt xử lý các vấn đề có liên quan đến một cách
cương quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi, phân hóa
cô lập kẻ thù không để xảy ra hậu quả phức tạp cho an ninh trật tự.
Thứ tư là, chủ động phát hiện, ngăn
chặn đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của địch ngay từ nơi xuất phát từ sào
huyệt của chúng.
Trên cơ
sở những quan điểm trên, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã
hội đã cụ thể hóa thành 7 biện pháp thực hiện như sau:
Biện
pháp thứ nhất, tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống
tội phạm, TNXH.
Thực hiện tốt phương châm "Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý,
Ban chỉ đạo 138 điều hành, cơ quan công an làm tham mưu, các ngành và toàn dân
tham gia thực hiện, lấy phòng ngừa làm cơ bản, chủ động tấn công trến áp tội
phạm".
Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm, củng cố hệ thống Ban chỉ đạo 138 ở các cấp
chính quyền và trong ngành công an.
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện
Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tới cấp
cơ sở xã, phương, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đưa việc thực hiện Nghị quyết
09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm vào chương trình
hành động, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, gắn với các nhiệm vụ chuyên
môn và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở địa
phương.
Đưa việc triển khai thực hiện Nghị
quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trở thành
trách nhiệm của toàn dân.
Biện
pháp thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng,
chống tội phạm, TNXH.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động toàn dân tham gia thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời
biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu
tranh phòng chống, chống tội phạm.
Tập trung tuyên truyền giáo dục phòng,
chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên
truyền khác một cách linh hoạt cả ở trung ương và địa phương.
Tổ chức lồng ghép các chương trình
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm với các chương trình tuyên truyền,
giáo dục khác. Sử dụng các loại hình văn hóa như sáng tác thơ ca, hò vè, kịch,
tiểu phẩm, phim ảnh, ... để tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm.
Đưa chương trình giáo dục phòng, chống
tội phạm vào các nhà trường phổ thông, trung học, đại học, dạy nghề, các trường
chính trị, trường cán bộ, trường của lực lượng vũ trang.
Tổ chức các hội nghị biểu dương các tổ
chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Biện
pháp thứ ba, đẩy mạnh phát động quần chúng đồng loạt đấu tranh trấn áp tội
phạm, TNXH.
Tăng cường sức mạnh của lực lượng cảnh
sát 113, tích cực hoạt động theo các chuyên đề như 141, để đáp ứng các yêu cầu
bảo vệ phòng, chống tội phạm ở cơ sở.
Tổ chức các đợt cao điểm tấn công,
trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức tạp về hình
sự.
Tiếp tục tổ chức các đợt tổng truy bắt
các đối tượng truy nã.
Nâng cao chất lượng điều tra, xử lý
tội phạm.
Quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền
án, tiền sự, đối tượng nghiện ma túy, đối tượng sau cai nghiện, đối tượng tù,
thi hành án phạt tù về, nhất là những đối tượng mới được đặc xá.
Tăng cướng và nâng cao chất lượng hiệu
quả các biện pháp quản lý hành chính nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản
lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý đặc doanh, quản lý vũ khí, chất nổ, ...
Lồng ghép triệt để việc thực hiện Nghị
quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội khác của trung ương và địa phương.
Biện
pháp thứ tư, đẩy mạnh thực hiện đề án của Chương trình quốc gia phòng, chống
tội phạm, TNXH.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các đề án Chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ
và trẻ em.
Phòng chống các loại tội phạm sử dụng
công nghệ cao.
Tăng cường năng lực giáo dục, dạy nghề
cho phạm nhân trong các trại giam.
Xây dựng trung tâm thông tin tội phạm.
Tăng cường năng lực của cơ quan điều
tra các cấp trong điều tra, khám phá các loại án kinh tế, hình sự, ma túy.
Triển khai trung tâm thông tin tội
phạm, hệ thống các cơ quan nghiên cứu về tội phạm, khoa học phòng, chống tội
phạm trong ngành công an.
Cải tiến và nâng cao chất lượng công
tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm phục vụ nghiên cứu, chỉ đạo và hoạch
định chính sách phòng chống tội phạm.
Biện
pháp thứ năm, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng những mô
hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, TNXH.
Tổ chức rút kinh nghiệm đấu tranh những vụ án lớn.
Nhân rộng những điển hình tiên tiến về
phòng chống tội phạm.
Tổ chức xây dựng các mô hình xã,
phường, thị trấn trong sạch, không có ma túy, tội phạm và TNXH.
Biện
pháp thứ sáu, thực hiện có hiệu quả Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự
2015, Luật Phòng chống ma túy, ... gắn liền Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương
trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
Tập trung thực hiện các quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự
2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Luật phòng chống rửa tiền
2012 xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan về phòng, chống tội
phạm.
Xây dựng các văn bản pháp luật liên
quan tới quốc tế phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Biện
pháp thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,
TNXH.
Tổ chức ký kết các hiệp định, thỏa
thuận hợp tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy với các nước trên thế
giới, trong khu vực và các nước có chung đường biên giới với nước ta.
Tổ chức hợp tác quốc tế về dẫn độ tội
phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, chuyển giao phạm nhân quốc tế.
Tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc,
Interpol và các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới và khu vực.
Thiết lập hệ thống sĩ quan liên lạc ở
nước ngoài phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, trước
mắt ở các nước có chung đường biên giới đất liền và các nước có đông cộng đồng
người Việt Nam làm ăn, sinh sống.
Tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ về mặt
kỹ thuật, tài chính và đào tạo cán bộ của nước ngoài trong lĩnh vực phòng,
chống tội phạm.
Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm là một nội dung quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước ta, có ý nghĩa chiến lược sâu sắc và mang tính chất xã hội trên cả
nội hai nội dung phòng và chống tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Tư
tưởng chỉ đạo của Chính phủ không phải chỉ bắt giam nhiều và xử phạt từ với mức
án cao, kể cả mức án cao nhất thì tội phạm sẽ giảm, mà phải phát động phong
trào quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm, huy động cho được sức mạnh
tổng hợp của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của từng hộ gia đình, của
từng công dân tự giác tham gia, tham gia một cách thiết thực phòng, chống tội
phạm. Phải lấy phòng ngừa là chính, lấy giáo dục cảm hóa, lao động cải tạo là
chính, coi đây là nhân tố, là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định cho sự
thắng lợi trong sự nghiệp đâu stranh phòng, chống tội phạm, TNXH.
Liên hệ các giải pháp trên
ở địa phương các đồng chí.
0 Comments