1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục của Đoàn
a. Một số vấn đề chung về nhiệm vụ và nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục của
Đoàn
- Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng
hộ, làm theo.
- Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho họ dần dần có được những
phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Mục đích hoạt động tuyên truyền,
giáo dục:
Nhằm nâng cao nhận thức mọi mặt cho ĐV, TN giúp họ hình thành lý tưởng,
nhân cách, tình cảm và hành động cách mạng, sẵn sàng cống hiến tuổi TN để hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân và tổ chức đoàn giao phó.
Tuyên truyền, giáo dục về một số
nội dung:
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng tập trung vào việc tuyên truyền,
giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM, chủ trương, đường lối của Đảng,
nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển 2011), chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng hoạt
động và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- TTGD truyền thống, tập trung vào việc TTGD về chủ nghĩa yêu nước, truyền
thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, tinh thần đoàn kết dân tộc,
lòng nhân ái, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo; truyền thống của Đảng, của
Đoàn; truyền thống của địa phương, đơn vị; kết hợp TTGD tinh hoa văn hóa thế giới.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, cần chú trọng về việc TTGD về chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc.
- TTGD đạo đức, lối sống tập trung vào việc TTGD tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, đạo đức về cách mạng, lý tưởng cao đẹp của TN VN, nếp sống văn minh, lối
sống đẹp “mình vì mọi người”.
- TTGD pháp luật và ý thức công dân hướng mạnh vào việc tuyên truyền Hiến
pháp nước CHXHCNVN được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 – 11
– 2013; các bộ luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác; các quy ước
của cộng đồng; trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ công dân.
- TTGD tinh thần quốc tế chân chính cần được chú trọng hơn trong bối cảnh
VN đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế. Tập trung TTGD về đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, xu thế toàn cầu hóa và tác động nhiều mặt
của nó; vị thế, vai trò của VN trong khu vực và trên thế giới; truyền thống
khoan dung, hợp tác hữu nghị.
Phương thức, hình thức tổ chức thực
hiện:
- Tăng cường học tập và tổ chức các cuộc thi như: thi tìm hiểu về chủ
trương, đường lối của Đảng, thi lý luận chính trị, thi tìm hiểu về lịch sử dân
tộc, về các vị anh hùng, danh nhân văn hóa, thi tìm hiểu truyền thống của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu pháp luật, thi tìm hiểu về các tổ chức quốc tế
mà VN là thành viên,…
- Tổ chức diễn đàn TN với kinh tế - xã hội, đối thoại giữa, TN với lãnh đạo,
gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tuyên dương các cá nhân sống đẹp, điển hình tiên
tiến, tổ chức về nguồn, thăm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích kháng chiến,…
- Tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ TN: Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp
luật, Câu lạc bộ gia đình trẻ, Câu lạc bộ tiền hôn nhân,…
- Tăng cường liên kết các hoạt động TTGD của tổ chức đoàn với các tổ chức
chính trị - xã hội khác như: Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân,...
- Tổ chức các phong trào hoạt động cách mạng, đưa TN trực tiếp tham gia thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phương, đơn vị nhằm giáo dục lòng
yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần vượt khó, sáng tạo, ý thức cộng đồng,…
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên có đủ năng lực, phẩm chất trong công tác
tuyên truyền, giáo dục ĐVTN.
b. Một số mô
hình và cách làm cụ thể:
- Xây dựng đội
tuyên truyền thanh niên:
Đội tuyên truyền TN là một hình thức hoạt động của Đoàn TN ở cơ sở, có nhiệm
vụ cung cấp thông tin có định hướng về Đảng, Đoàn, về nhiệm vụ chính trị của địa
phương đến đông đảo ĐV, TN và nhân dân. Đồng thời, đội tuyên truyền TN còn có nhiệm
vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa
tinh thần của ĐV, TN và nhân dân.
- Số lượng: Đội tuyên truyền TN ở cơ sở có từ 5 đến 7 người do Đoàn TN (xã,
phường, thị trấn và đơn vị tương đương) tổ chức hoạt động và chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của cấp ủy (BCH).
- Thành viên đội bao gồm: ĐV, TN (có thể mời các bậc lão thành cách mạng,
các nhà hoạt động xã hội làm cố vấn)
Nội dung hoạt động:
- Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thông tin thời sự cập
nhật,…
- Các hình thức tổ chức hoạt động như: thông tin thời sự, chính sách trong
các buổi sinh hoạt đoàn, sinh hoạt TN, văn nghệ cổ động, thông qua hệ thống
truyền thanh của xã, phường, thi trấn hoặc các phương tiên của đội.
- Nguồn thông tin: chủ yếu từ các báo, tạp chí, các tài liệu sinh hoạt Đảng,
Nhà nước, của Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên,…
- Đội tuyên truyền TN ở cơ sở vừa là công cụ tuyên truyền của Đảng, chính
quyền, vừa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh cho ĐV, TN.
- Đa dạng hóa về phương thức tổ chức hoạt động, phong phú về nội dung cho
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của ĐV, TN và nhân dân.
=> Để đội tuyên truyền TN hoạt động có hiệu quả, cần có sự lãnh, chỉ đạo
sâu sát của cấp ủy, chăm lo về cơ sở vật
chất từ phía chính quyền địa phương, BCH Đoàn, sự động viên, giúp đỡ của ĐV, TN
và nhân dân.
- Tổ chức hoạt
động “về nguồn”
“Về nguồn” là về với nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn, nơi chứa đựng những giá
trị lịch sử - văn hóa cao đẹp, thiêng liêng.
Ý nghĩa:
Nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn và
phát huy những giá trị cao đẹp vĩnh hằng của tổ tiên, của cha anh đã dày công tạo
dựng nên, giáo dục tình cảm, lòng biết ơn của thế hệ sau đối với công lao của lớp
người đi trước.
Nội dung hoạt động:
- Tổ chức cho ĐV, TTN hành hương về một địa danh gắn với lịch sử đấu tranh
cách mạng của quê hương, đất nước.
- Tổ chức cho ĐV, TTN thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc,
tham dự các ngày kỷ niệm lịch sử, các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm bảo tồn,
phát huy truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc VN.
2. Nghiệp vụ
tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng của thanh niên
a. Một số vấn
đề chung về phong trào TN
- Phong trào TN là hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lôi cuốn đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia. Thể hiện vai trò đi đầu, xung kích của tuổi trẻ
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cụ thể.
Một số phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào “5 xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
tổ quốc”
- Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
- Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ.
- Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Phong trào “4 đồng hành với TN lập thân, lập nghiệp”
- Đồng hành với TN trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Đồng hành với TN trong nghề nghiệp và việc làm.
- Đồng hành với TN trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa
tinh thần.
- Đồng hành với TN trong phát triển kỹ năng xã hội
b. Một số mô
hình và cách làm cụ thể
+ Công trình thanh niên
Công trình TN là hình thức hoạt động xung kích tập trung do Đoàn TN tổ chức
nhằm tạo ra một sản phẩm mang ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội. Với mục
đích nhằm rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho ĐV, TN phát triển, trưởng
thành.
- Trước khi tiến hành, BCH đoàn cơ sở cần nắm kỹ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội
của đơn vị, địa phương để xác định những phần việc nên làm. Đồng thời, đoàn cơ
sở cần lắng nghe ý kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành ở
cơ sở để xác định được mức độ công trình đảm nhận.
- Có thể đặt tên cho công trình, thường mang ý nghĩa chính trị - xã hội,
mang tính giáo dục thanh niên.
- Xây dựng kế hoạch và tiến độ triển khai công trình, đặt ra những chỉ tiêu
thi đua cụ thể cho từng thời gian, từng việc.
Chỉ đạo việc triển khai công trình:
- Làm lễ khởi công (bằng nhiều hình thức khác nhau).
- Phân công lao động thành các nhóm
và chỉ đạo công việc theo tiến độ đề ra;
- Tổ chức các đợt thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
- Kiểm tra giám sát và điều chỉnh kế hoạch công trình hợp lý.
Nghiệm thu công trình:
- TC đoàn cùng cơ quan chuyên môn, kỹ thuật và chính quyền tổ chức đánh giá
và nghiệm thu công trình.
- Thanh quyết toán công trình.
- TC bàn giao công trình cho địa phương, đơn vị.
- TC hội nghị tổng kết công trình, làm công tác khen thưởng.
- Rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Đội thanh niên xung kích an ninh:
Đội thanh niên xung kích: gồm những TN tích cực, có sức khỏe, nhanh nhẹn,
dũng cảm, tình nguyện và trực tiếp tham gia giải quyết những công việc khó
khăn, nguy hiểm, đột xuất ở địa phương, đơn vị do Đoàn TN tổ chức, trên cơ sở đồng
ý và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền.
- Tùy vào tính chất, nội dung công việc mà đội TN xung kích có thể mang những
tên gọi khác nhau như: đội TN xung kích phát triển kinh tế , đội TN xung kích
phòng chống an ninh trật tự, đội TN xung kích tuyên truyền luật giao thông, đội
TN xung kích xây dựng NTM, đội TN xung kích về công tác dân số, đội TN xung
kích về bảo vệ môi trường,…
- Đội TN xung kích có thể được tổ chức ổn định hoặc có thể được tổ chức tạm
thời tùy theo các vụ việc đột xuất.
Đội thanh niên xung kích an ninh: có nhiệm vụ chung là bảo vệ, giữ gìn an
ninh trật tự và một số nhiệm vụ khác của địa phương, đơn vị. Đây là đội TN xung
kích mang tính chất ổn định. Tuy nhiên, đội thường được tổ chức dưới hình thức
bán tập trung.
Nhiệm vụ của đội: Nắm chắc tình hình ANTT tại địa phương, đơn vị; tuần tra,
canh gác, phát hiện kịp thời và trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ
ANTT ở cơ sở. Tuyên truyền, vận động, giải thích những qui định về ANTT của
chính quyền cơ sở và pháp luật của Nhà nước.
Quy mô và cơ cấu tổ chức: Đội thanh niên xung kích an ninh ở xã, phường, thị
trấn do BCH đoàn cơ sở trực tiếp tổ chức và chỉ đạo trên cơ sở phối hợp với
công an, bảo vệ và số lượng từ 15-20 đội viên.
3. Nghiệp vụ
tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn
a. Một số vấn
đề chung về hoạt động văn hóa, xã hội
- Văn hóa: là giá trị cao đẹp, nhân văn do con người sáng tạo ra, thể hiện
chức năng giáo dục con người về nhân cách, đạo đức, lối sống,…cho ĐV, TN. Trên
cơ sở đó, nếu như các giá trị của văn hóa được định hướng đúng đắn kết hợp với
lòng nhiệt tình của tuổi trẻ sẽ tạo nên hiệu quả xã hội to lớn. Để có được điều
đó, tổ chức cơ sở đoàn phải có phương thức hoạt động phù hợp.
- Các hình thức hoạt động văn hóa của Đoàn:
+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động.
+ Hoạt động câu lạc bộ.
+ Hoạt động văn nghệ quần chúng.
+ Hoạt động xã hội từ thiện,…
Để tổ chức các hoạt động trên có hiệu quả:
+ Tổ chức đoàn phải nắm rõ các sự kiện lớn của Đảng, của dân tộc, của Đoàn
để có thể đáp ứng được tình hình thực tế của ĐV, TN.
+ Đội ngũ cán bộ đoàn phải có năng lực (lòng nhiệt tình, năng khiếu, kỹ
năng,…)
b. Một số mô
hình và cách làm cụ thể
- Tổ chức Hội thi TN:
+ Hội thi TN là hoạt động nhằm bồi dưỡng, rèn luyện ĐV, TN.
+ Là dịp để ĐV, TN và nhân dân tham gia vào các hoạt động tập thể.
Kế hoạch tổ chức:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, chủ đề, quy mô, thời gian, địa điểm, đối
tượng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, thành lập ban tổ chức, ban giám khảo, cơ cấu
giải thưởng,…
+ Kế hoạch tổ chức hội thi phải báo cáo với cấp ủy và chính quyền địa
phương, đơn vị và Đoàn cấp trên.
+ BCH Đoàn phân công công việc cụ thể cho các thành viên, có thể mời các
nhà chuyên môn làm cố vấn.
+ Quán triệt các vấn đề liên quan đến tập thể, cá nhân tham gia.
+ Có thể duyệt nội dung kịch bản, tập dượt cho thí sinh trước khi thi chính
thức, ngoài ra còn chuẩn bị kỹ về câu hỏi, đáp án, người dẫn chương trình,…
+ Hội thi có thể tổ chức một vòng hay nhiều vòng thi.
+ Các hình thức hội thi TN phổ biến: Hội thi tiếng hát TN; hội thi TN thanh
lịch; hội thi TN sáng kiến giỏi,…
- Tổ chức Hội trại TN
Hội trại TN là nơi ĐV, TN dựng trại để tập trung tổ chức các hoạt động tập
thể. Mục đích nhằm giáo dục cho ĐV, TN tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật,
lòng nhân ái, khám phá, rèn luyện kỹ năng sống, tác phong nhanh nhẹn,…thông qua
các hoạt động cụ thể.
Tùy theo từng yêu cầu về nhiệm vụ chính trị và điều kiện cụ thể của từng cơ
sở đoàn mà Hội trại có thề có chủ đề, thời gian, quy mô,…khác nhau.
Kế hoạch tổ chức Hội trại:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, chủ đề, quy mô, thời gian, địa điểm, đối
tượng, cơ sở vật chất,…
+ Kế hoạch phải được cấp ủy cùng cấp phê duyệt.
+ Quá trình chuẩn bị phải được tiến hành trước thời điểm tổ chức từ một đến
hai tháng.
+ Chuẩn bị nhân sự: ban tổ chức, các tiểu ban đảm nhận từng công việc cụ thể,…
Quá trình tổ chức Hội trại:
+ Khai mạc
+ Tổ chức các hoạt động (ngoài nội dung chính cần tổ chức các trò chơi, cuộc
thi, hoạt động từ thiện,…
+ Tổng kết
+ Bế mạc
4. Nghiệp vụ
công tác tổ chức của Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc
a. Một số vấn
đề chung về công tác tổ chức của Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng
+ Năm tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống có văn hóa, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
+ Mười tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử,
truyền thống của quê hương, đất nước VN với bạn bè trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống TNXH.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động đoàn, hội, đội.
Giới thiệu được TN vào đoàn.
5. Nghiệp vụ
công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo của Đoàn
- Quán triệt khoản 2 Điều 44 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm
vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ”.
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X “Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH”.
- Chủ động công tác tham mưu đối với cấp ủy đảng (với mục tiêu: tham mưu
cho cấp ủy đảng xây dựng chương trình công tác TN cho từng năm và cả nhiệm kỳ,
tham mưu để cấp ủy đảng phân công ủy viên đảm nhận về công tác TN, tham mưu để
cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các ban, ngành cùng phối hợp thực hiện, tham
mưu để cấp ủy kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác TN,…
- Tạo sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội
khác (nhằm mục tiêu: để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về TN,
giúp TN tham gia phát triển KT – XH, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
TN, phát triển công tác Đoàn và phong trào TN,…)
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban,
ngành khác trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Ban chấp hành đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở làm công tác lãnh, chỉ đạo cần
đề cao tính mục tiêu, cụ thể, thiết thực, kết hợp với công tác kiểm tra, giám
sát, thi đua khen thưởng, kỷ luật,…góp phần nâng cao sức mạnh của tổ chức đoàn,
chất lượng đoàn viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực,…
0 Comments