Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng cho người lao động , giúp họ có điều kiện tham gia đóng góp ý kiến vào sự
quản lý của NN trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, đồng thời kiểm tra, thanh
tra các hoạt động đó của cơ quan NN, doanh nghiệp…do dó rất cần thiết phải có
một tổ chức đứng ra để thực hiện các nhiệm trên, tổ chức đó là Công đoàn VN mà
tiền thân đó là tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập ngày 28/7/1929.
HP nước CHXHCNVN (1992) chương I.
Điều 10 đã ghi rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công
nhân và của người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao
động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát
hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức
và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
CĐVN là tổ chức CTXH của giai cấp công
nhân và người lao động do ĐCSVN và chủ tịch HCM sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện
nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng của GCCN và người lao động, xây dựng GCCN ngày
càng lớn mạnh góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ VN XHCN.
CĐCS là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập
hợp đoàn viên công đoàn trong 1 hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo qui định của pháp luật
VN và điều lệ công đoàn VN.
Nội
dung hoạt động chủ yếu của CĐCS.
Một
là, tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, CSPL của NN và nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Vận động đoàn
viên và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, KHKT,
chuyên môn, nghiệp vụ.
Hai
là, Phối hợp với thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện qui chế dân chủ, tổ
chức hội nghị CBCC cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và
giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động.Hướng dẫn, giúp đỡ
người lao động giao kết hợp đống lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm
lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
thao, hoạt động XH trong đoàn viên, người lao động.
Ba
là, kiểm tra, giám sát
việc thi hành các chế độ, chính sách pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền
lợi của đoàn viên và NLĐ. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực tham nhũng và các tệ nạn
XH, thực hành tiết kiệm, chông lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu
nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công
đoàn cơ sở theo qui định của PL.
Bốn
là, tổ chức vận động đoàn
viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ
của CB, CC, VC lao động tham gia quản lý cơ quan đơn vị, cải tiến lề lối làm
việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiểu quả công tác.
Năm
là, phát triển quản lý
đoàn viên; xây dựng CĐCS vững mạnh và tham gia XD Đảng.
Sáu
là, quản lý tài chính,
tài sản của công đoàn theo qui định của
pháp luật và tổ chức công đoàn.
Thực
tế việc thực hiện các nội dung đó ở công đoàn cơ sở
Trong
những năm vừa qua, nhờ cố gắng nỗ lực của nhiều cán bộ đoàn viên công đoàn,
hoạt động công đoàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt
được nhiều kết quả thiết thực, hoàn thành được nhiệm vụ do công đoàn cấp trên
giao, đáp ứng được nguyện vọng đoàn viên và công nhân lao động, đã thể hiện được vai trò quan trọng của một tổ chức chính
trị - xã hội cơ sở, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức tuyên truyền như thông qua Hội nghị, tập huấn, hội thi, các buổi nói chuyện chuyên đề…công đoàn cơ sở xã đã phối hợp với Đảng ủy, Chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của công đoàn các cấp đến toàn thể các cán bộ, công chức và đoàn viên công đoàn, tuyên truyền về Bộ Luật Lao động, luật BHXH, chế độ về tiền lương và các chế độ chính sách mới có liên quan. Giáo dục cho đoàn viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.
Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức tuyên truyền như thông qua Hội nghị, tập huấn, hội thi, các buổi nói chuyện chuyên đề…công đoàn cơ sở xã đã phối hợp với Đảng ủy, Chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của công đoàn các cấp đến toàn thể các cán bộ, công chức và đoàn viên công đoàn, tuyên truyền về Bộ Luật Lao động, luật BHXH, chế độ về tiền lương và các chế độ chính sách mới có liên quan. Giáo dục cho đoàn viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.
Việc
thực hiện Quy chế dân chủ cũng đã được Công đoàn chủ động thực hiện, đầu năm
đều tổ chức được Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị đã có nhiều đổi mới, dân
chủ và đúng quy trình; qua Hội nghị đã dân chủ bàn bạc để đề ra các mục tiêu
thực hiện trong năm, ký kết Quy chế phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn và tổ
chức thực hiện đạt kết quả tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể
thao được Công đoàn xã duy trì thường xuyên, hoạt động phong
trào thể dục thể thao đi vào chiều sâu, là lực lượng nòng cốt để tham các hoạt
động TDTT do các cấp, các ngành phát động.
Công
đoàn xã đã thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách có
liên quan như chế độ BHXH, BHYT, tiền lương, nâng lương định kỳ...Công tác thăm
hỏi được đảm bảo thường xuyên, kịp thời để động viên, giúp đỡ đoàn viên khi gặp
hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh
đó, công đoàn xã rất quan tâm đến anh chị em công đoàn viên nhân dịp lễ, tết.
Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để công đoàn viên đi tham quan du lịch sau
thời gian dài làm việc.
Công đoàn thường xuyên phát
động phong trào thi đua yêu nước như phong trào: “Nam giới điểm 10”, “CB, CC tuyên
truyền xây dựng nông thôn mới, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gắn với phong
trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hoạt động của công đoàn ngày càng đi vào nề nếp đã góp phần thay đổi tác
phong làm việc, ý thức trong công tác và ý thức đối với nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức, đoàn viên công đoàn, giờ giấc làm việc được đảm bảo hơn, tác
phong ăn mặc cũng như cách ứng xử trong giao tiếp và công việc được chú trọng
hơn, đã tạo nên một môi trường làm việc mới thân thiện hơn.
Đầu
năm CĐCS xã đăng ký xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Kết quả hàng năm CĐCS
xã đều đạt vững mạnh.
Tuy nhiên, trong hoạt động Công đoàn xã còn một số hạn chế,
bất cập như:
Điều
kiện làm việc của các CĐCS xã hiện nay vẫn hết sức khó khăn, CĐCS không
có văn phòng, phương tiện làm việc, làm việc chung với Đảng uỷ, chưa dành nhiều
thời gian cho hoạt động công đoàn vì công việc chuyên môn chiếm nhiều thời gian
mà cán bộ công đoàn xã là hoạt động kiêm nhiệm.
Sinh hoạt ban chấp hành CĐCS không đều đặn thường kỳ, đôi
lúc chưa chú ý phê bình nhắc nhở tổng két đánh giá, rút kinh
nghiệm.
Giải pháp:
Để CĐCS hoạt động tốt
trước hết BCH CĐCS phải quan tâm công tác tổ chức, từ kiện toàn tổ chức, phân
công công tác rõ ràng, có quy chế cụ thể, tiến hành đào tạo, tập huấn, cung cấp
tài liệu, sinh hoạt định kỳ, kiểm điểm rút kinh nghiệm công tác thường xuyên. BCH
CĐCS quan tâm tới công tác tuyên truyền cho đoàn viên hiểu biết pháp luật lao
động và CĐ, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao
động, tạo nên niềm tin, thu hút đoàn viên hoạt động, biết dựa vào đoàn viên,
tạo nên sức mạnh đoàn kết.
CĐ cấp trên phải thường xuyên quan tâm tới CĐ cơ sở,
giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, đôn đốc và động viên CĐCS thực hiện nhiệm vụ, giúp
CĐCS tuyên truyền tới đoàn viên, đào tạo tập huấn cán bộ, trang bị phương tiện
làm việc.
Tóm lại, Để hoạt
động công đoàn đạt hiệu quả, thật sự vững mạnh cần có nhiều yếu tố như tranh
thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của Chính quyền địa
phương, sự chỉ đạo kịp thời của Công đoàn cấp trên, nhưng quan trọng nhất vẫn
là Công đoàn xã, phải thực sự đổi mới, thực hiện đúng chức năng năng và nhiệm
vụ của tổ chức Công đoàn./.
0 Comments