Anh chị hãy nêu những nhiệm vụ và quyền hạn của UBMTTQVN ở cơ sở; Ban Thường trực UBMT cấp cơ sở và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư?

Anh chị hãy nêu những nhiệm vụ và quyền hạn của UBMTTQVN ở cơ sở; Ban Thường trực UBMT cấp cơ sở và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư?

MTTQ VN có vai trò rất quan trọng việc tập hợp xd khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện viêcj hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong sự nghiệp xd và BVTQVN XHCN.
MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CT-XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp XH, các thành phần, các dân tộc, các tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài.
MTTQ ở cơ sở là nơi trực tiếp tập hợp, đoàn kết, vận động mọi người dân, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN và tổ chức thống nhất hành động giữa các thành viên trong MT; cùng với chính quyền tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân, thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBMTTQVN ở cơ sở
+ Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của UBMTTQ cấp cơ sở thời gian tới.
+ Quyết định kế hoạch chuẩn bị ĐH đại biểu MTTQ cơ sở theo hướng dẫn của UBMTTQ cấp trên.
+ Góp ý kiến, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và cấp trên về những chủ trương, chính sách, pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan NN, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức NN.
+ Hiệp thương cử ban thường trực và các chức danh Chủ tịch, Phó CT, Ủy viên Thường trực cấp cơ sở cho thôi và bổ sung các chức danh của UBMTTQ cấp cơ sở. Quyết định kết nạp thành viên của MTTQVN  cơ sở, quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân cơ sở.
+ Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, NN, MTTQVN đối vơi sự kiện quan trọng khi cần thiết.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực UBMT cấp cơ sở
+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp UBMTTQ cấp cơ sở.
+ Tổ chức thực hiện NQ, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm, 6 tháng của UBMTTQ cấp mình và các chủ trương công tác của UBMTTQ cấp trên, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN, NQ của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của MTTQVN.
+ Tập hợp, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh với cấp ủy đảng, chính quyền, Ban Thương trực MTTQ cấp trên trực tiếp. Góp ý kiến, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban công tác MT, ban Thanh tra nhân dân, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên.
+ Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp.
+ Ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Xét quyết định khen thưởng, kỷ luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư
+ Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN; nghị quyết HĐND, quyết định của UBND; chương trình hành động của MTTQ các cấp.
+ Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy đảng và UBMTTQ cấp cơ sở.
+ Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan NN, đại biểu dân cử, cán bộ công chức NN.
+ Phối hợp thực hiện quy chế dân chủ và hoạt động tự quản ở khu dân cư.
Tóm lại, MTTQ ở CS là 1 bộ phận quan trọng ko thể thiếu trong HTCT ở CS, thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và CQ giao cho. Những mặt công tác của MTTQ và các tổ chức thành viên góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, thực hiện giám sát của nhân dân đối với việc thực thi trách nhiệm và đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật trong cuộc sống. Kết quả đó đã góp phần tích cực tham gia đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Post a Comment

0 Comments