BÀI 3: CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÁN BỘ


CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1. Khái niệm:
- Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn: (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Vị trí, vai trò của cán bộ cơ sở:
Chủ tịch HCM dạy rằng: "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Thực hiện đường lối đổi mới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của thời kỳ này, đảng ta khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng. Vì vậy cán bộ có các vai trò sau:
- Đội ngũ cán bộ ở cơ sở là người giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở. Là người trực tiếp đưa đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của NN vào nhân dân và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương CS…
- Góp phần kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, CS và hoàn chỉnh đường lối, CS…
- Cán bộ cơ sở luôn gắn bó với nhân dân, khơi dậy, phát huy tinh thần làm chủ, tính sáng tạo của nhân dân; nắm vững tâm tư, tình cảm nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phản ánh với đảng, để đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn cho hợp lòng dân, để nhân dân dễ thực hiện.
- Cán bộ cơ sở là hạt nhân, lực lượng nồng cốt đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong chi bộ, Đảng bộ và trong nhân dân. Đội ngũ cán bộ là người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Thực tiễn cách mạng nước ta, nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt, nhất là cán bộ chủ chốt thì nơi đó phong trào cách mạng quần chúng phát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên.
3. Quan điểm của đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước:
* Khái niệm Cán bộ chủ chốt ở cơ sở: là những người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội , bao gồm các chức danh:
+ Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ.
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội LH Phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
* Quan điểm:
- Thứ nhất, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng.
- Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
- Thứ ba, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay những người Việt Nam định cư ở nước người; không định kiến với những người có sai lầm trong quá khứ, nay đã sẳ chữa và có tâm huyết xây dựng đất nước.
- Thứ tư, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
- Thứ năm, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào nhân dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ.
- Thứ sáu, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Post a Comment

0 Comments