BÀI 1: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG


NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

1. Khái niệm TCCSĐ:
TCCSĐ (chi bộ, đảng bộ) là tổ chức đảng ở một đơn vị cơ sở (xã, phường, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an) có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức Đảng cơ sở.
- Tổ chức cơ sở đảng dưới 30 đảng viên lập chí bộ cơ sở, có các tổ chức đảng trực thuộc.
- Tổ chức cơ sở đảng có từ 30 đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy.
2. Vị trí, vai trò của TCCSĐ
a. TCCSĐ là nền tảng của Đảng ở cơ sở:
- TCCSĐ là tế bào cấu tạo nên Đảng, là cấp cuối cùng trong hệ thống 4 cấp của tổ chức Đảng.
- Lãnh đạo, quản lý trực tiếp đv và các tổ chức đảng của đv ( chi bộ, tổ đảng) một cách trực tiếp, quản lý mọi mặt hoạt động của đv.
- Là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng với nhân dân: là cầu nối là bản lề gắn bó giữa đảng với dân.
- Nơi GD, hướng dẫn và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi NQ của Đảng.
- Mọi chủ trương, đường lối của Đảng chủ yếu bắt nguồn, lấy căn cứ từ hoạt động của TCCSĐ và được thực hiện thông qua TCCSĐ: TCCSĐ vừa là nơi trực tiếp TC thực hiện vừa là nơi góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển ĐL, CT,CS của Đảng, bằng những sáng kiến trí tuệ của đảng viên và quần chúng
- Chi bộ, đảng bộ cơ sở cũng là nơi lựa chọn, bồi dưỡng những QC ưu tú để bổ sung cho Đảng. => TCCSĐ có vững mạnh thì Đảng mới vững mạnh.
b. Là hạt nhân chính trị cơ sở
 TCCSĐ là thành viên chiếm vị trí trung tâm trong htct ở cơ sở:
+ Lãnh đạo toàn diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
+ Trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật  của NN, trực tiếp giáo dục, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách đó.
+ TCCSĐ có vai trò đoàn kết, lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở và toàn thể quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất ý chí và hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp,….
+ TCCSĐ phải định hướng cho cơ sở phát triển.
+ Lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát.
c. Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng
+ Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng ĐV và kết nạp ĐV mới.
+ Thực hiện chế độ sinh hoạt đảng TPB và PB, kiểm tra ĐV chấp hành ĐLĐ, giữ gìn kỷ luật và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các CQ lãnh đạo của Đảng và tham gia xây dựng ĐL của Đảng, CS,PL của NN và các NQ của tổ chức đảng cấp trên.

3. Những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng ở đơn vị đồng chí.
1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức kỷ luật, thực sự tiên phong gương mẫu đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 2. Hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn TCCSĐ với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên.
3. Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở
4. Nâng cao chất lượng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa khắc phục tính hỡnh thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lónh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của TCCSĐ.
5. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Đảng.

Post a Comment

0 Comments